Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Người đàn ông quan trọng với Alibaba hơn cả Jack Ma: Jack Ma chỉ chém gió thôi, đây mới là người biến ý tưởng thành hiện thực

Nếu coi Alibaba là một bộ phim, Jack Ma sẽ là diễn viên chính và giám đốc, còn Tsai là nhà sản xuất.

4h30 phút sáng một ngày tháng 8 năm 2014 tại Hong Kong, Joseph Tsai cùng với 3 lãnh đạo khác của tập đoàn Alibaba vẫn đang ngồi họp cùng nhau. Khi thị trường chứng khoán Mỹ vừa đóng cửa cũng là lúc họ cần phải gửi đi hồ sơ dài 340 trang xin IPO của công ty.

Trong khi chủ tịch Jack Ma là nhà sáng lập, đưa ra tầm nhìn cho Alibaba thì phó chủ tịch Tsai là người luôn thức tới 4h30 phút sáng mỗi ngày để thực hiện, biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Vị lãnh đạo cấp cao này có bằng tốt nghiệp đại học Yale và là cựu luật sư tại tập đoàn Sullivan & Cromwell hiện phụ trách việc kinh doanh trên toàn cầu của Alibaba.

Alibaba không bao giờ được như ngày hôm nay nếu không có Joe Tsai”, theo Porter Erisman – người làm việc trong phòng Quảng cáo và truyền thông của Alibaba ngay từ những ngày đầu. “Joe hiện là người nắm quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh trên toàn cầu cho toàn tập đoàn”.

Tsai sinh ra tại Đài Loan, hơn 50 tuổi, đến Mỹ vào năm 1977 và theo học tại trường Lawrenceville ở New Jersey và sau đó là Đại học Yale.

Alibaba không có ngày hôm nay nếu thiếu Tsai

Tsai đã biến Alibaba thành một tập đoàn kinh doanh toàn cầu, người đứng đằng sau rất nhiều thỏa thuận cho những vòng huy động vốn đầu tiên của công ty bao gồm cả 20 triệu USD từ SoftBank Corp. Ông cũng chính là tác giả của hàng tá thỏa thuận về các thương vụ mua lại, trung bình 2 thỏa thuận mỗi tháng trong chỉ 1 năm. Tsai cũng chính là người thu hút các nhà đầu tư đến với Alibaba trong thương vụ IPO trị giá 1,69 tỷ USD tại Hong Kong vào năm 2007.

Tsai là người sắp xếp nhiều vấn đề trước thềm thương vụ IPO trên sàn New York cho tập đoàn. Ông cũng là người ủng hộ mô hình quản lý dựa trên sự hợp tác.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm luật sư, Tsai tốt nghiệp Đại học Luật Yale vào năm 1990 và sau đó làm việc tại Sullivan & Cromwell, New York. Sau 3 năm, ông đã chuyển qua một quỹ tư nhân, tìm vị trí giúp ông có thể đưa ra được các quyết định, thay vì chỉ tư vấn cho khách hàng. Ông làm việc cho một công ty nhỏ tại New York và sau đó tới Hong Kong làm việc tại Investor AB.

Thời gian làm việc tại Investor AB chính là lúc ông gặp Jack Ma, vào năm 1999 tại Hàng Châu, Trung Quốc thông qua sự giới thiệu của một người bạn. Tsai đã bị ấn tượng ngay từ đầu bởi những ý tưởng của Jack Ma về việc tạo nên Alibaba – một nền tảng thương mại điện tử toàn cầu cũng như về cả tính cách con người Jack Ma.

1 năm sau, Tsai đã thực hiện chuyến thăm thứ 2 tới thành phố này, đưa cả vợ ông là Clara đang mang thai đứa con đầu lòng để thuyết phục cô rằng quyết định của ông là đúng đắn. Lần đó, Tsai đã cùng chèo thuyền thưởng ngoạn với Jack Ma để thảo luận về những kế hoạch trong tương lai cho Alibaba.

Từ bỏ mức lương 700.000 USD về làm việc không công cho Alibaba

Tsai đã từ bỏ công việc với mức lương 700.000 USD một năm tại Investor AB để về làm việc không công cho Alibaba. Jack Ma khi ấy đã đề nghị trả mức lương 600 USD một năm cho Tsai – 1 trong 18 đồng sáng lập của Alibaba – người có bằng tốt nghiệp loại ưu từ Mỹ.

Tsai nắm vị trí CFO của Alibaba trong hơn 10 năm trước khi trở thành Phó chủ tịch Alibaba vào năm 2013, phụ trách việc phát triển toàn cầu của công ty. Ông đã dẫn đầu thương vụ mua lại cổ phần Yahoo! Thông qua một thương vụ trị giá 7,6 tỷ USD vào năm 2012.

Eric Jackson là một nhà đầu tư vào năm 2007 đã nhắm tới Yahoo – khi ấy có 40% cổ phần tại Alibaba. Theo đó, ông đã tổ chức cuộc họp vào tháng 12/2010 với Tsai tại Hong Kong kéo dài 90 phút.

“Đó là những giây phút giúp tôi hoàn toàn mở mang tầm mắt”, Jackson – sáng lập quỹ Ironfire Capital LLC nói. “Tôi cực kỳ bị ấn tượng với Tsai đến mức khi rời cuộc họp phải thốt lên rằng nhất định phải quay lại và mua cổ phần Yahoo. Không ai ở Mỹ biết được rằng Yahoo đang có 40% cổ phần tại công ty có nhiều khả năng trở thành một trong những đế chế Internet khổng lồ”.

Giám đốc sản xuất của Alibaba

Alibaba không phải luôn luôn nhận được sự yêu mến của các cổ đông. Trong năm 2011, công ty đã chịu không ít phàn nàn từ Yahoo và Softbank sau khi chuyển giao quyền sở hữu Alipay cho một công ty thuộc quyền kiểm soát của Jack Ma – một động thái mà Yahoo nói rằng họ không hề biết cho tới một vài tháng sau đó.

Và chính Tsai là người phụ trách đàm phán với Yahoo và Softbank để giúp mọi việc ổn thỏa sau đó.

Nếu coi Alibaba là một bộ phim, Jack Ma sẽ là diễn viên chính và giám đốc còn Tsai là nhà sản xuất. Trong khi Jack Ma nghĩ ra vô số ý tưởng thú vị và liên quan tới công việc kinh doanh thì Tsai lại được biết đến là người thực hiện, biến những điều đó thành hiện thực. Hầu hết những người biết Tsai đều mô tả ông là một nhân vật chủ chốt, trọng yếu nhưng lại vô cùng khiêm tốn của Alibaba.

Theo Jim Rogers - chủ tịch một công ty đầu tư có trụ sở tại Singapore thì: “Có lẽ họ hợp tác thành công được là bởi họ là những người khác biệt. Là một đội, mỗi người đã thực hiện được những công việc tuyệt vời”.

Trong khi Jack Ma điều hành hoạt động của Alibaba từ Hàng Châu thì Tsai lại chỉ đạo từ Hong Kong. Ông tới Hàng Châu 3 tuần 1 lần và 2 người trò chuyện qua điện thoại mỗi ngày.

Có thể nói, Tsai chính là minh chứng hùng hồn cho quan điểm lãnh đạo của Jack Ma. Ông nói rằng một lãnh đạo giỏi chưa chắc đã là cốt cán công nghệ hoặc tinh thông nghiệp vụ: “Người thông minh cần một lãnh đạo ngốc. Khi đội ngũ toàn là những nhà khoa học thì để nông dân làm lãnh đạo là phù hợp nhất, vì phương hướng tư duy không giống nhau, cách nhìn nhận vấn đề từ những góc độ khác nhau sẽ đem lại thành công”.

Theo Vân Đàm

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Youtube siết chặt quy định kiếm tiền, cổ phiếu mất giá

Trang chia sẻ video Youtube cho biết người dùng chỉ có thể kiếm tiền từ các kênh của mình khi chúng có tổng cộng lượt xem lớn hơn 10.000, quyết định khiến hai cổ phiếu của Alphabet là GOOG và GOOGL đồng loạt giảm 0,4%.

Sau gần 5 năm áp dụng chính sách cho phép mọi người dùng trở thành đối tác và kiếm tiền từ các nội dung họ sản xuất, Youtube vừa tiến hành siết chặt quản lý khi quy định một kênh hội tụ đủ yếu tố để kiếm tiền với tổng lượt xem tối thiểu là 10.000. Theo phía Youtube, đây là ngưỡng cần thiết để đảm bảo một kênh hoạt động ổn định để xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài.

Youtube cũng tin rằng, quy định mới sẽ làm nản lòng những kẻ lừa đảo hoặc sử dụng nội dung vi phạm các chính sách của Youtube để kiếm tiền trên nền tảng này. Bên cạnh đó, hoạt động của người dùng muốn trở thành đối tác cũng sẽ được Youtube quản lý chặt chẽ.

Ariel Bardin, phó giám đốc quản lý sản phẩm của YouTube, cho biết: “Nếu mọi thứ không có vấn đề gì, một kênh sẽ được đưa vào hệ thống đối tác của Youtube. Ngưỡng mới này sẽ giúp đảm bảo tiền được chảy vào túi những người có sáng tạo và thực sự chơi theo đúng luật”.

Quy định mới được Youtube đưa ra sau hàng loạt bê bối với những thương hiệu quảng cáo lớn khi thương hiệu của khách hàng xuất hiện trên những video có nội dung xúc phạm và phản cảm. Ít nhất 250 thương hiệu tên tuổi đã tạm ngừng các quảng cáo với Google, công ty sở hữu Youtube, nhằm bảo vệ an toàn thương hiệu.

Dù Google đang làm hết sức để trấn an những mối quan ngại của khách hàng xung quanh vấn đề an toàn thương hiệu nhưng các nhà phân tích của Nomura Instinet ước đoán gã khổng lồ có thể thiệt hại 750 triệu USD từ các hoạt động tẩy chay.

Trong khi đó, quyết định mới đồng loạt khiến hai cổ phiếu của Alphabet là GOOG và GOOGL đồng loạt giảm 0,4%, xuống mức 827,88 và 845,10 USD/cổ phiếu.

Linh Anh

Theo Trí thức trẻ/Business Insider

Đọc tiếp »

Ngành vận tải biển thế giới khó khăn chồng chất

Từ sau khủng hoảng tài chính 2008, khối lượng vận chuyển đã nhanh chóng sụt giảm...

Trong bối cảnh ngành vận tải biển suy giảm, lợi nhuận của các hãng tàu giảm trung bình 70% so với trước khủng hoảng tài chính 2008 - 2009.

Cầu vận tải biển ảm đạm

Theo Bloomberg, từ giữa năm 2014 đến nay, kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu ảm đạm khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển tăng trưởng chậm chạp, trong khi công suất của các hãng tàu vẫn đang quá dư thừa.

Theo giới phân tích, ngành vận tải biển bùng nổ nhờ sự trỗi dậy của sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng tài chính 2008, khối lượng vận chuyển đã nhanh chóng sụt giảm. Thị trường dầu thô đi xuống trong hai năm qua cũng khiến nhu cầu vận chuyển dầu toàn cầu giảm mạnh.

Theo Reuters, chỉ số BDI (Baltic Dry Index), chỉ số phản ánh mức cước vận chuyển trung bình theo trọng số của thị trường hàng rời khô, cho thấy xu thế đi xuống của ngành vận tải biển vẫn kéo dài từ giữa 2014 tới nay.

Phiên giao dịch ngày 5/4, chỉ số này giảm 2,55%, tương đương 32 điểm, xuống còn 1.223 điểm, đây là lần giảm mạnh nhất trong hai tháng kể từ ngày 7/2.

Khủng hoảng ngành vận biển hứng chịu thêm cú sốc khi tháng 9 năm ngoái, hãng tàu biển lớn nhất Hàn Quốc Hanjin tuyên bố phá sản sau một thời gian phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh.

Sự kiện này được đánh giá có tác động tới ngành vận tải biển tương đương với việc ngân hàng Lemon Brothers phá sản, tác động tới thị trường tài chính toàn cầu năm 2008.

Cuối tháng trước, Chính phủ Hàn Quốc phải đưa ra gói cho vay hỗ trợ trị giá 2,6 tỷ USD để cứu hãng tàu khổng lồ Daewoo trước bờ vực phá sản, nguy cơ kéo theo cả ngành vận tải biển nước này sụp đổ.

Khó lại thêm khó

Chưa hết khó khăn, theo quy định mới được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (UMO) thông qua hồi tháng 10 năm ngoái, từ năm 2020, các hãng tàu biển trên thế giới sẽ phải cắt giảm lượng khí thải sulfur. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng này sẽ phải chi thêm nhiều tiền để mua nhiên liệu chất lượng cao hơn.

Theo Bloomberg, quy định mới này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành vận tải biển với hơn 90.000 tàu phục vụ 90% thương mại toàn cầu.

Theo BIMCO, tổ chức đại diện cho các hãng tàu và nhà khai thác vận biển tại 130 quốc gia, những vấn đề nảy sinh khi áp dụng quy định mới này có thể khiến một số tàu bị đình chỉ hoạt động hoặc chậm chuyến. Ngoài ra, các hãng lọc dầu vẫn chưa đủ năng lực để cung cấp đủ lượng dầu “đạt tiêu chuẩn” và sẽ đội thêm chi phí cho các hãng tàu.

Theo quy định này, một là các hãng vận biển phải trang bị hệ thống lọc thải cho tàu, hai là các nhà máy lọc dầu phải đầu tư sản xuất loại nhiên liệu chứa ít sulfur hơn. Hàm lượng sulfur cho phép phải giảm từ mức 3,5% hiện tại xuống 0,5%.

“Các hãng tàu không muốn lắp đặt hệ thống lọc chất thải để tiếp tục sử dụng loại dầu hiện tại do thiếu vốn và còn đang gặp nhiều khó khăn”, Mowat - nhà phân tích cấp cao tại hãng nghiên cứu Wood Mackenzie Ltd. - cho hay. “Còn hầu hết các hãng lọc dầu sẽ không đầu tư chuyển đổi sang sản xuất loại nhiên liệu theo tiêu chuẩn mới bởi sẽ phải tốn hơn 1 tỷ USD và 5 năm để hoàn thành”.

Chi phí lắp đặt thiết bị lọc thải cho một động cơ tùy kích cỡ là khoảng 4 triệu USD, theo Nick Confuorto, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng thiết bị lọc CR Ocean Engineering. Ông này cho rằng, phương án lắp đặt thiết bị lọc là tối ưu hơn bởi có thể hoàn vốn đầu tư trong hai năm, trong khi chi phí cho loại dầu đạt tiêu chuẩn sẽ cao gấp 3 loại các hãng tàu đang dùng.

Trong bối cảnh ngành vận tải biển suy giảm, lợi nhuận của các hãng tàu giảm trung bình 70% so với trước khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009, việc phải tăng thêm chi phí vận hành sẽ đè thêm gánh nặng lên nhiều hãng tàu.

Theo số liệu từ hãng môi giới vận biển Clarkson Research Services Ltd, năm 2016, các hãng tàu thu về doanh thu khoảng 9.800 USD/ngày. Trong khi đó, 10 năm trước, con số này là 34.000 USD.

Theo Kim Tuyến

VnEconomy

Đọc tiếp »

Điều gì đang xảy ra ở Syria mà có thể khiến cả thế giới rúng động?

Đây là cuộc nội chiến ở Syria, nhưng nó được coi là có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới bởi có quan hệ trực tiếp đến quan hệ Nga – Mỹ.

Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài hơn 6 năm qua, khiến hơn 250.000 người thiệt mạng. Đó là cuộc chiến giữa các binh sĩ ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và một bên là nhóm được gọi là quân nổi dậy, những người muốn lật đổ ông Assad. Bởi vì đây là cuộc xung đột giữa hai phía trong cùng 1 đất nước, nó được gọi là nội chiến.

Trong cuộc chiến này, có 1 “chiến trường” quan trọng: thành phố Aleppo.

Cuộc nội chiến bắt đầu như thế nào?

Rắc rối nảy sinh từ năm 2011, ở thành phố Deraa của Syria. Người dân địa phương đã tổ chức biểu tình sau khi 15 học sinh bị giam giữ (và được cho là bị tra tấn) vì vẽ lên tường 1 bức tranh graffiti có nội dung chống Chính phủ.

Ban đầu đó là 1 cuộc biểu tình trong hòa bình, kêu gọi trả tự do cho nhóm học sinh này và rộng hơn là kêu gọi chính quyền trao nhiều tự do hơn cho dân chúng.

Chính phủ Syria đã giận dữ đáp lại. Ngày 18/3/2011, quân đội nổ súng vào người biểu tình, khiến 4 người thiệt mạng. Ngày hôm sau, đoàn người tham gia đám tang của các nạn nhân bị bắn và 1 người khác thiệt mạng. Diễn biến này đã gây ra 1 cú sốc và bạo động nhanh chóng bao trùm khắp nơi trên đất nước Syria.

Đến tháng 7/2012, Hội chữ thập đỏ quốc tế tuyên bố bạo động ở Syria đã lan rộng đến mức nước này đã lâm vào tình trạng nội chiến.

Ban đầu, người biểu tình chỉ muốn dân chủ và tự do; nhưng sau khi tiếng súng vang lên, người biểu tình đã yêu cầu ông Assad phải từ chức – điều mà vị Tổng thống đã từ chối. Căng thẳng cứ như vậy mà leo thang. Tổng thống Assad cũng đã vài lần đưa ra kế hoạch thay đổi cách điều hành đất nước, nhưng người biểu tình không còn tin vào ông nữa.

Tuy nhiên vì vẫn còn khá nhiều người ủng hộ Tổng thống Assad và Chính phủ, cuộc chiến vẫn tiếp tục khi những người biểu tình không đạt được thứ họ muốn.

Tình hình rất phức tạp

Không chỉ có 1 nhóm chống lại Tổng thống Assad. Có vài nhóm có chung mong muốn lật đổ ông. Ước tính có khoảng 1.000 nhóm khác nhau phản đối Chính phủ kể từ khi xung đột nổ ra, với khoảng 100.000 binh sĩ. Họ là quân nổi dậy, có cả những đảng phái chính trị và những người lưu vong.

Nhưng mọi chuyện phức tạp hơn kể từ năm 2014, khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt đầu mạnh lên ở nước láng giềng Iraq. IS bành trướng sang phía Đông Syria, và trong sự hỗn loạn của cuộc nội chiến, chúng có thể giành lấy đất đai và củng cố quyền lực. Giờ đây cả quân đội của ông Assad và phía quân nổi dậy đều đang ở trong những cuộc chiến riêng lẻ với IS.

Để ngăn chặn IS, tháng 9/2014, Mỹ, Anh và các nước khác bắt đầu can thiệp và thực hiện các cuộc không kích tấn công khủng bố ở Iraq và Syria.

Người dân Syria khốn khổ

Hàng triệu dân thường Syria phải rời khỏi nhà để tìm nơi trú ẩn. Một số ở lại trong khi nhiều người tìm đường ra nước ngoài. Theo Liên hợp quốc, khoảng 5 triệu người Syria đã rời khỏi đất nước, 6 triệu người vẫn ở Syria nhưng không thể sống trong căn nhà của mình.

Trong số những người ở lại, phần lớn chạy khỏi thành phố và tìm kiếm sự an toàn ở các vùng nông thôn. Nhiều trẻ em không thể đến trường vì trường học đã bị phá hủy hoặc không có giáo viên.

Còn đối với những người đã chạy khỏi Syria, họ tới các quốc gia láng giềng như Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Xung đột ở Syria gây ra một trong những làn sóng tị nạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhiều người thực hiện cuộc hành trình dài đằng đẵng và đầy nguy hiểm tới châu Âu. Một số nước châu Âu tuyên bố mở cửa chấp nhận những người tị nạn muốn có 1 cuộc sống mới.

Báo cáo công bố tháng 9/2015 cho thấy Đức chào đón hàng trăm người tị nạn, trong khi cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng nói Anh sẽ chấp nhận khoảng 20.000 người tị nạn Syria từ nay đến năm 2020. Pháp cũng tuyên bố đón nhận khoảng 24.000 người.

Các cường quốc như Mỹ, Nga, Anh và Pháp đã có nhiều cuộc thảo luận để tìm ra giải pháp giúp đỡ Syria. Tuy nhiên vẫn chưa có gì đột phá.

Động thái mới nhất của Tổng thống Trump có ý nghĩa gì?

Sáng sớm nay (7/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động khi ra lệnh phóng 50 quả tên lửa hành trình Tomahawk với mục tiêu là căn cứ không quân của Chính phủ Syria. Đây là lần đầu tiên Mỹ trực tiếp tấn công các mục tiêu của chính quyền Assad sau cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua với lý lẽ Washington cáo buộc Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau các vụ tấn công hóa học làm nhiều thường dân thiệt mạng.

Đây là cuộc nội chiến ở Syria, nhưng nó được coi là có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới bởi có quan hệ trực tiếp đến quan hệ Nga – Mỹ. Trong khi Mỹ lên án ông Assad, Nga lại hỗ trợ quân sự cho chính quyền Syria kể từ tháng 9/2015. Trong suốt hơn 6 năm qua, Nga đã vài lần sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng bảo an liên hợp quốc để ngăn chặn lệnh cấm vận chống lại Syria.

Sự kiện cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan điểm đối ngoại của Donald Trump – người vừa bước chân vào Nhà Trắng chưa tròn 100 ngày.

Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, Trump đã buộc tội những người tiền nhiệm khiến khu vực Trung Đông thêm rắc rối. Nhưng sau vụ tấn công hóa học do chính quyền của ông Assad thực hiện khiến hơn 70 người, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng và với nhiều hình ảnh đau thương được truyền đi khắp thế giới, Trump tuyên bố suy nghĩ của ông đã thay đổi.

Đây cũng là cách tiếp cận không giống với người tiền nhiệm Barack Obama, người nhiều lần lên án và đe dọa sẽ có hành động quân sự với Syria nhưng chưa từng thực hiện. Năm 2013, sau vụ tấn công bằng khí sarin khiến hơn 1.000 người thiệt mạng ở gần Damacus, ông Obama cũng đã cân nhắc hành động nhưng sau đó đã lùi bước khi Anh từ chối tham gia. Thay vào đó, ông Obama và ông Putin đạt được thỏa thuận về Syria.

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/BBC

Đọc tiếp »

Sếp lớn vào tù, Note 7 gây họa, lợi nhuận Samsung vẫn thăng hoa gần 50%?

Dường như Samsung đã sẵn sàng lấy lại phong độ sau những ngày đen tối với sự cố Note 7.

Ngày hôm qua, phía Samsung đã đưa ra ước tính lợi nhuận trong quý đầu tiên của năm tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi doanh thu không đổi nhưng nhìn chung tốt hơn dự đoán của các chuyên gia phân tích.

Cụ thể, Samsung nói rằng lợi nhuận hoạt động có thể sẽ tăng lên 9,9 nghìn tỷ won (tương đương 8,8 tỷ USD) từ mức 6,68 nghìn tỷ won vào năm ngoái. Doanh thu đạt khoảng 50 nghìn tỷ won (tương đương 44,4 tỷ USD), tăng so với mức 49,78 nghìn tỷ won một năm trước. Công ty hiện chưa công bố bất kỳ tài liệu hay thông tin chi tiết nào về kết quả kinh doanh kể trên.

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích phán đoán Samsung đạt doanh thu 49,3 nghìn tỷ won (tương đương 43,6 tỷ USD).

Những tháng vừa qua là giai đoạn đầy khó khăn với Samsung. Tháng 10 năm ngoái, họ đã chính thức khai tử dòng Galaxy Note 7 sau khi nhiều sự cố gây cháy nổ. Vụ việc đã khiến Samsung để tuột khỏi tay doanh số bán dự kiến của dòng điện thoại này lên tới 17 tỷ USD. Ngoài ra, nó cũng khiến Samsung mất ngôi vị nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào tay Apple trong quý thứ 4 của năm 2016.

Dự kiến kết quả kinh doanh quý 1 của Samsung đến chỉ 1 tuần trước khi họ ra mắt dòng điện thoại tiên phong mới Galaxy S8. Công ty kỳ vọng sản phẩm này sẽ giúp họ khôi phục lại sau sự cố Note 7 và lấy lại vị trí dẫn đầu trong thị trường. Dẫu tình hình tài chính bị ảnh hưởng không nhỏ vì Note 7 trong suốt nhiều quý qua nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh tổng thể của Samsung vẫn tốt nhờ các mảng kinh doanh linh kiện.

Cần phải lưu ý rằng kết quả kinh doanh trong quý 1 này chưa bao gồm bất kỳ đồng doanh thu nào từ Galaxy S8 bởi thiết bị này sẽ chính thức lên kệ vào 20/4 tới.

Theo Vân Đàm

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Ông Medvedev: Mỹ cách viễn cảnh đụng độ với Nga "một bước chân"

Hình ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ này có sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm và các trực thăng quân sự Nga.

Reuters đưa tin, ngày 7/4, viết trên mạng xã hội, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố vụ không kích bằng tên lửa hành trình của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân Shayrat của Syria là bất hợp pháp và chỉ cách viễn cảnh đụng độ với quân đội Nga "một bước chân."

Giới chức Mỹ đã thông báo cho lực lượng Nga trước vụ không kích và đã tránh không bắn trúng nhân sự Nga ở căn cứ không quân Shayrat.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ này có sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm và các trực thăng quân sự Nga, một phần trong nỗ lực của Điện Kremlin nhằm hỗ trợ chính quyền Syria chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm phiến quân khác./.

Theo PV

Vietnam+

Đọc tiếp »

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thấp nhất 10 năm

Dù con số việc làm mới là thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái, giới phân tích lại nhận định điều đó chứng tỏ mọi thứ đang quay trở lại bình thường.

Trong tháng 3, số việc làm mới trên thị trường lao động Mỹ đã tăng trưởng chậm lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 1 thập kỷ. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu chỉ báo về một con đường vững chắc hơn.

Theo báo cáo vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố tối nay (7/4), nước Mỹ có thêm 98.000 việc làm mới trong tháng 3, so với mức 219.000 của tháng 2 và cũng thấp hơn nhiều so với mức dự báo 180.000 được đưa ra trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,7% xuống còn 4,5%, thấp nhất kể từ tháng 5/2007.

Dù con số việc làm mới là thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái, giới phân tích lại nhận định điều đó chứng tỏ mọi thứ đang quay trở lại bình thường. Thị trường lao động đã đủ khỏe mạnh để cho phép các nhà hoạch định chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất hồi giữa tháng và dự tính tăng thêm 2 lần nữa trong năm nay. Còn các doanh nghiệp đang dần dần cảm thấy áp lực phải tăng lương để thu hút và giữ chân người tài.

Biên bản cuộc họp tháng 3 cho thấy các quan chức Fed nhận định nền kinh tế Mỹ "đang vận hành ở (hoặc ở gần) mức toàn dụng lao động, dù họ vẫn đang tranh cãi về mức độ trì trệ của thị trường lao động.

Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động (tức số người trong độ tuổi lao động có việc làm hoặc đang tìm việc) không thay đổi, ở mức 63%. Năm 2015, chỉ số này chạm mức 62,4% - thấp nhất kể từ những năm 1970.

Tú Anh

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »