Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Tỷ lệ ủng hộ ông Obama cao kỷ lục

Tổng thống Mỹ Barack Obama đạt mức tín nhiệm kỷ lục trong nhiệm kỳ thứ hai đồng thời là mức cao nhất kể từ khi nhậm chức vào năm 2009.

Mức tín nhiệm kỷ lục nói trên là kết quả khảo sát mới nhất của CNN/ORC. Theo đó, tỷ lệ ủng hộ ông Obama đạt mức 55%, thể hiện mức độ hài lòng của công chúng với các thành công của ông trong nhiệm kỳ tổng thống. Vào thời điểm này năm ngoái, tỷ lệ ủng hộ ông thấp hơn 10% so với hiện tại.

Kết quả khảo sát lần này tăng 1% so với tỷ lệ ủng hộ gần đây nhất mà ông đạt được sau hội nghị của đảng Dân chủ và phá vỡ kỷ lục ông từng hai lần đạt được hồi tháng 1/2011 và tháng 1/2013, thời điểm ngay trước lễ nhậm chức tổng thống lần thứ hai.

Những người ủng hộ ông Obama trải đều trên nhiều nhóm tuổi, giới tính và vùng địa lý. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ Obama lại có sự khác biệt trong các đảng phái. Trong nội bộ đảng Dân chủ, tỷ lệ này tăng 12%, lên mức 89%. Mức tín nhiệm từ các cử tri độc lập là 56%.

Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ mà ông nhận được từ các cử tri đảng Cộng hòa chỉ đạt 13%, tăng 2% so với kết quả khảo sát năm 2015.

Cũng theo khảo sát mới này, các cử tri da màu đóng góp 86% vào tỷ lệ ủng hộ tổng thống Mỹ đương nhiệm, không thay đổi nhiều so với thời điểm này năm ngoái.

Mức tín nhiệm ông Obama chênh lệch giữa những cử tri có trình độ học thức khác nhau. 55% người da trắng có bằng đại học nói rằng họ ủng hộ ông Obama làm tổng thống, trong khi chỉ 44% người da trắng không có bằng cấp ủng hộ việc này.

Tỷ lệ ủng hộ Obama vượt ông Ronald Reagan trong nhiệm kỳ thứ hai năm 1988 và kém hơn một chút so với mức tín nhiệm 58% của cựu tổng thống Bill Clinton vào năm 2000.

Cả ông Reagan và Clinton đều nhận được tỷ lệ ủng hộ tăng lên mức trên 60% sau khi người kế nhiệm đã lộ diện và quá trình chuyển giao quyền lực được khởi động.

Khảo sát của CNN/ORC được tiến hành qua điện thoại từ ngày 28/9 đến 2/10 với sự tham gia của 1.501 người.

Theo Mai Anh

Zing News

Đọc tiếp »

Siêu bão làm gần 300 người chết ở Haiti, Obama vội vã cảnh báo nước Mỹ

Sau khi đổ bộ hồi giữa tuần, siêu bão Matthew đã làm ít nhất 283 người thiệt mạng ở quốc đảo Haiti và tiếp tục tiến vào đất liền. Lo ngại sức mạnh của siêu bão, Tổng thống Mỹ Barack Obama vội vã ra lệnh đối phó khẩn cấp.

Chính phủ Haiti cho biết, với sức gió mạnh tới 230 km/h kết hợp với mưa xối xả, siêu bão Matthew đã khiến 283 người thiệt mạng ở Haiti. Tuy nhiên, giới chức nước này lo ngại số người chết sẽ tiếp tục tăng lên sau khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được những khu vực vùng sâu, vùng xa bị bão lớn tàn phá và cô lập.

Bão Matthew đổ bộ vào Haiti hôm 4/10 theo giờ địa phương. Sau khi quét qua quốc đảo Caribbean nghèo khó, gây mất điện trên diện rộng và cô lập nhiều khu vực, nó tiếp tục hướng thẳng vào nước Mỹ. Khung cảnh hoang tàn lại một lần nữa xuất hiện tại Haiti, quốc gia từng bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất kinh hoàng năm 2010 làm 230.000 người thiệt mạng.

Trước sức tàn phá kinh hoàng của bão Matthew, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở bang Florida, nơi dự kiến siêu bão đổ bộ. Quyết định này được đưa ra sau khi tổng thống Obama có cuộc điện đàm với Thống đốc bang Florida Rick Scott. Trong tình trạng khẩn cấp, hàng loạt cơ quan liên bang sẽ phối hợp hỗ trợ Florida ứng phó với siêu bão, đặc biệt là ở các hạt ven biển.

Theo truyền thông Mỹ, thống đốc Scott từng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Obama vì không ban bố tình trạng khẩn cấp khi siêu bão Hermine đổ bộ vào Florida hồi tháng trước. Chính thống đốc Scott cũng đưa ra hàng loạt cảnh báo cứng rắn về siêu bão Matthew. Thiệt hại nó gây ra ở Haiti càng khiến nước Mỹ phải đề cao cảnh giác.

Linh Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Người Trung Quốc bất ngờ yêu mến bà Clinton hơn ông Trump

Trong khi có cơ quan truyền thông Mỹ gọi ông Trump là “gián điệp của Trung Quốc” thì kết quả điều tra mới nhất cho thấy tại Trung Quốc, người dân lại thích ứng cử viên đảng Dân chủ hơn.

Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington hôm 5/10 đã công bố kết quả điều tra mới nhất cho thấy ở Trung Quốc bà Hillary Clinton được yêu mến hơn ông Donald Trump. Cụ thể có 37% số người được hỏi nó có thiện cảm với ứng cử viên đảng Dân chủ, cao hơn 15% so với ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa và chỉ có 35% số người được hỏi không thích bà Clinton, thấp hơn 5% so với ông Trump.

Trước đó trong số ra ngày 28/3, China Press, tờ báo tiếng Trung tại Mỹ, đã gọi ông Trump là “điệp viên bí mật của Trung Quốc ở Mỹ” bởi những kế hoạch nhân vật này đề xuất và nói là để bảo vệ lợi ích của Mỹ thực chất lại chỉ tốt cho Trung Quốc. Còn đối với bà Clinton, theo ông Sean King, Phó Chủ tịch Công ty Tư vấn Park Strategies tại New York, nếu đắc cử, bà Clinton có thể là “Obama +” ở Biển Đông và thậm chí còn cứng rắn hơn vì thế “Bắc Kinh lo sợ khi nghĩ tới bà Clinton ở Nhà Trắng”.

Kết quả điều tra nêu trên còn chỉ rõ người Trung Quốc có tình cảm phức tạp và mâu thuẫn đối với nước Mỹ. Trong khi có 52% số người được hỏi nói Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của Trung Quốc, chỉ trích Mỹ bao vây Trung Quốc và ngăn chặn Trung Quốc phát triển thì lại có 50% người Trung Quốc có cảm tình với Mỹ, đặc biệt trong lứa tuổi từ 18-34, tỉ lệ này lên tới 60%.

Kết quả điều tra mà theo AFP được tiến hành ở Trung Quốc từ 6/4-8/5/2016, đối với 3.154 người từ 18 tuổi trở lên theo hình thức phỏng vấn nêu câu hỏi cũng cho thấy 45% người Trung Quốc coi Mỹ là mối đe dọa, lớn hơn nhiều so với các vấn đề khác như kinh tế toàn cầu bất ổn định (35%), biến đổi khí hậu (34%), tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng (15%) và khủng hoảng di cư (14%).

Ngoài ra, theo kết quả điều tra, có tới 75% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế hơn 10 năm trước và Trung Quốc cần tăng cường sức ảnh hưởng trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Iran và ở Trung Đông, nhưng 56% lại cho rằng Trung Quốc nên ưu tiên giải quyết khó khăn và vấn đề mà bản thân đang phải đối mặt.

Theo Hoàng Hà

Báo tin tức

Đọc tiếp »

Nhà đầu tư hãy cẩn thận, Donald Trump có thể mang "cơn địa chấn" Brexit trở lại phố Wall

Theo một số chuyên gia phân tích thị trường, xác suất Trump thắng cử sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi kỹ năng tranh luận và thậm chí những chuệch choạc vừa qua còn có thể khiến thị trường một lần nữa mắc sai lầm, giống như những gì đã diễn ra sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu hồi tháng 6.

Vài phút sau khi cuộc tranh luận trực tiếp của hai ứng viên Tổng thống Mỹ kết thúc, các nhà đầu tư đã nhanh chóng quyết định rằng Donald Trump – người mà họ lo sợ sẽ mang lại bất ổn cho thị trường – đã thua cuộc trước đối thủ Hillary Clinton. Đồng peso Mexico ngay lập tức tăng giá. Ngày giao dịch hôm sau chỉ số S&P 500 tăng 0,6%.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích thị trường, xác suất Trump thắng cử sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi kỹ năng tranh luận và thậm chí những chuệch choạc vừa qua còn có thể khiến thị trường một lần nữa mắc sai lầm, giống như những gì đã diễn ra sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu hồi tháng 6.

“Đây là một sự so sánh bất thường nhưng chúng tôi đang nhìn 2 sự kiện này dưới những lăng kính giống nhau”, Tina Fordam, trưởng nhóm phân tích chính trị thế giới tại Citigroup, nhận định. Sau sự kiện Brexit, có một câu hỏi mới xuất hiện: Điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả những phương pháp thăm dò dư luận đều không thể hiện được những gì đang thực sự diễn ra?

Fordham nói rằng cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay giống với bầu cử ở một quốc gia đang phát triển hơn là những cuộc bầu cử trong quá khứ. Nỗi bất mãn với Chính phủ dâng cao, và thuyết âm mưu thì đầy rẫy.

Vincent Chaigneau, chuyên gia đến từ ngân hàng Societe Generale, cũng cho rằng dường như thị trường đang quá chủ quan. Nhà đầu tư không nhận thức được rằng khi niềm tin quá nhỏ, rủi ro bất ổn là rất lớn.

VIX – chỉ số đo lường mức độ biến động của thị trường – hiện ở dưới mức trung bình 5 năm. Rõ ràng là nhà đầu tư không hề lo lắng và đang tin chắc rằng bà Clinton sẽ giành chiến thắng.

Thị trường dự báo rằng trong ngày giao dịch sau khi có kết quả bầu cử, chỉ số S&P 500 sẽ biến động trong khoảng 1,6%, chưa bằng một nửa so với mức biến động sau hai cuộc bầu cử gần đây nhất.

“Hiện nay kịch bản được nhiều nghĩ đến nhất là chúng ta sẽ kết thúc với một bài diễn văn của bà Clinton và Quốc hội ở Washington bị chia đôi”, David Woo – chuyên gia ngoại hối của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch nhận định. “Tôi không nghĩ rằng thị trường nhận định Trump là một thử thách lớn đối với bà Clinton”.

Woo bổ sung thêm rằng không chỉ dự đoán bà Clinton sẽ thắng, nhà đầu tư còn đang bị phân tâm bởi nhiều sự kiện khác và do đó không còn chú ý đến khả năng cuộc bầu cử năm nay sẽ đem đến kết quả bất ngờ.

Giống như các chuyên gia phân tích khác, Daivd Rothschild cũng nhận định thị trường không hiểu và không lường trước được những cú sốc phi kinh tế ập đến một cách bất ngờ. Dựa trên những dữ liệu về phản ứng của thị trường trước các sự kiện chính trị, có thể thấy khi đối mặt với những điều chưa chắc chắn, nhà đầu tư thường đặt cược vào khả năng mà họ ưa thích hơn. Do đó hầu như ai cũng trở thành kẻ thua cuộc.

Điều khiến nhà đầu tư e ngại nhất nếu Donald Trump trở thành Tổng thống nằm ở chỗ không thể đoán trước Trump sẽ đưa ra những kế hoạch không thể lường trước được cả về kinh tế và an ninh quốc gia.

Sau những gì đã xảy ra trong nhiều sự kiện gần đây, từ Brexit đến các cuộc bầu cử ở Hy Lạp và Israel, nhiều chuyên gia trên phố Wall đang tìm đến những phương pháp mới để đo lường “tâm trạng” của công chúng thay vì đơn thuần dựa vào kết quả thăm dò ý kiến như trước.

David Woo và Paul Christopher đến từ Wells Fargo cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ số liệu thăm dò ý kiến cấp bang để dự đoán kết quả bầu cử Mỹ.

Fordham thì tập trung vào thăm dò của Gallup về sức khỏe cộng đồng. Những con số cho thấy số lượng người gặp khó khăn (đo bằng tỷ lệ tự tử, trầm cảm, mắc bệnh tâm thần và nghiện ma túy) càng nhiều thì tỷ lệ ủng hộ Trump càng cao.

Trong khi đó Rothschild có thái độ lạc quan hơn khi cho rằng bầu cử Mỹ sẽ không đi theo mô hình Brexit. Brexit là một cuộc bỏ phiếu bất thường, trong khi bầu cử Mỹ là sự kiện lớn xảy ra đều đặn và các dữ liệu thăm dò được thu thập cẩn thận hơn do đó cũng đáng tin cậy hơn.

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »

Tổng thống Colombia đoạt giải Nobel Hòa bình 2016

Ủy ban trao giải Nobel đã xướng tên Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cho giải Nobel Hòa bình danh giá vì những đóng góp của ông cho việc đưa những cuộc xung đột đẫm máu tới gần hơn với các giải pháp hòa bình.

Ngày 7/10 tại thủ đô Oslo, Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hộ Na Uy lập ra, đã vinh danh Tổng thống Santos nhờ vai trò của ông trong tiến trình đàm phán hòa bình với lực lượng nổi dậy FARC, tạo cơ hội chấm dứt nhiều thập kỷ xung đột ở quốc gia này. Theo thông báo chính thức từ Ủy ban Giải Nobel Na Uy, những nỗ lực của Tổng thống Santos đã góp phần quan trọng nhằm đạt được giải pháp cho cuộc nội chiến kéo dài 5 thập niên, làm khoảng 220.000 người chết.

Người phát ngôn Ủy ban giải Nobel Hòa bình Na Uy hy vọng, Tổng thống Santos sẽ tiếp tục tranh đấu vì hòa bình tới ngày mãn nhiệm. “Ủy ban hy vọng giải Nobel Hòa Bình sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ông Santos để kết thúc nhiệm vụ khó khăn. Ngoài ra, Ủy ban kỳ vọng trong năm tới, người dân Colombia sẽ gặt hái được thành quả từ quá trình hòa giải”, người phát ngôn Ủy ban nhấn mạnh.

Theo phía Ủy ban giải Nobel, Tổng thống Juan Manuel Santos vẫn chưa nhận được thông báo về vinh dự này. Phía ủy ban đang nỗ lực liên lạc với người đứng đầu chính phủ Colombia để thông báo nhưng chưa thành công. Ông Santos cũng không được thông báo trước về việc mình đoạt giải vì ủy ban sợ bị rò rỉ thông tin.

Phát biểu trước các phóng viên, người phát ngôn Ủy ban giải Nobel Hòa bình cho biết, ông Timochenko, lãnh đạo FARC, không được vinh danh dù làm một phần trong thỏa thuận hòa bình mà chính phủ Colombia và phe nổi dậy đang theo đuổi. Giải thích về việc này, phía Ủy ban giải Nobel Hòa bình nhấn mạnh vai trò then chốt của Tổng thống Santos trong cả quá khứ và hiện tại để đạt được thành quả hôm nay.

Theo ban tổ chức, ông Santos được vinh danh sau khi vượt qua 228 cá nhân và 148 nhóm được đề cử. Năm 2015, giải thưởng danh giá được trao cho Bộ tứ đối thoại quốc gia Tunisia vì nỗ lực xây dựng nền dân chủ đa nguyên ở quốc gia Bắc Phi này.

Nobel Hòa bình được coi là giải thưởng danh giá nhất trong hệ thống giải Nobel. Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển chịu trách nhiệm trao thưởng 5 giải Nobel bao gồm Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế. Giải Nobel hòa bình do Ủy ban trao giải của Quốc hội Na Uy chọn ra. Dù danh giá nhưng giải thưởng này thường gây nhiều tranh cãi.

Kể từ năm 1901 tới năm 2015, có 96 giải Nobel hòa bình được trao. 16 phụ nữ vinh dự nhân giải thưởng danh giá này trong đó Malala Yousafzai, 17 tuổi, là người trẻ nhất được vinh danh. Độ tuổi trung bình của chủ nhân giải Nobel là 62. Hiện tại, vẫn có 3 người nhận giải khi đang ngồi tù vì bất đồng chính kiến tại một số quốc gia.

Linh Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới “kiếm” 30 tỷ USD một quý

Đây là quỹ chịu trách nhiệm đầu tư nguồn tiền từ hoạt động xuất khẩu dầu thô và khí đốt của Na Uy...

Quỹ đầu tư quốc gia quy mô 882 tỷ USD của Na Uy, quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, đã đạt lợi nhuận ấn tượng trong quý 3 vừa qua nhờ sự tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu.

Theo số liệu công bố ngày 7/10, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy đạt tỷ suất lợi nhuận 4% trong quý 3, đồng nghĩa với khoản lãi 240 tỷ Crown Na Uy, tương đương khoảng 29,7 tỷ USD.

Trong quý 2/2016, quỹ này đạt tỷ suất lợi nhuận 1,3%.

“Các khoản đầu tư cổ phiếu đem lại mức lãi cao nhất trong quý 3, đóng góp chính vào kết quả chung của quỹ”, Phó giám đốc điều hành quỹ đầu tư quốc gia Na Uy, ông Trond Grande, cho biết.

Đây là quỹ chịu trách nhiệm đầu tư nguồn tiền từ hoạt động xuất khẩu dầu thô và khí đốt của Na Uy.

Các khoản đầu tư của quỹ chủ yếu rót vào cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản ở các thị trường nước ngoài. Tổng tài sản mà quỹ quản lý tương đương 170.000 USD tính trên mỗi đầu người ở Na Uy.

Do nguồn thu từ dầu khí giảm sút, trong quý 3 vừa qua, Chính phủ Na Uy đã rút 30 tỷ Crown từ quỹ lợi ích quốc gia để trang trải các khoản chi công, sau khi rút 24 tỷ Crown trong quý 2.

Trong quý 3, quỹ này đã giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào trái phiếu xuống còn 36,3% từ mức 37,4% trong quý 2. Trong khi đó, vốn đầu tư vào cổ phiếu tăng lên mức 60,6%, từ mức 59,6%.

Tỷ trọng phân bổ vốn vào bất động sản của quỹ vẫn giữ ở mức 3,1%.

Theo Diệp Vũ

VnEconomy

Đọc tiếp »

Dầu vượt ngưỡng 50 USD: Giá có còn tăng?

Suốt hơn 1 tuần nay thị trường vẫn được hỗ trợ bởi cam kết được OPEC đưa ra hôm 28/9 ở Algiers.

Lần đầu tiên kể từ tháng 6, giá dầu giao dịch trên sàn New York leo lên trên mức 50 USD/thùng. Thị trường được hỗ trợ bởi thông tin lượng dầu dự trữ của Mỹ sụt giảm và cam kết sẽ cắt giảm sản lượng của OPEC.

Đóng cửa phiên hôm qua (6/10), giá dầu WTI giao tháng 11 tăng 61 cent, lên 50,44 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 9/6.

Giá dầu thô biển Bắc giao tháng 12 cũng tăng 65 cent, tương đương 1,3%, lên 52,51 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 8/6.

Điều gì đang hỗ trợ cho giá dầu?

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đầu tiên trong 8 năm của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là điều đầu tiên phải kể đến. Suốt hơn 1 tuần nay thị trường vẫn được hỗ trợ bởi cam kết được OPEC đưa ra hôm 28/9 ở Algiers. Theo đó tổng sản lượng của nhóm sẽ được giảm xuống còn 32,5 – 33 triệu thùng/ngày nhằm giảm nguồn cung và đẩy tăng giá dầu.

Mặc dù con số sản lượng cụ thể của từng nước thành viên sẽ chỉ được quyết định tại cuộc họp thường niên của OPEC vào ngày 30/11 tới, cần lưu ý rằng Nga (một trong những nước lớn tiếng ủng hộ thỏa thuận “đóng băng sản lượng” nhất) đã không có mặt tại Algiers. Do đó có thể Nga sẽ không ủng hộ thỏa thuận của OPEC. Đó cũng chính là lý do sẽ có một cuộc họp quan trọng hơn diễn ra từ ngày 8 đến 13/10 tại Istanbul, giữa OPEC và các nước ngoài OPEC.

Tại đây các thành viên OPEC sẽ phải thuyết phục Nga cắt giảm sản lượng. Nếu Nga từ chối, nhiều khả năng giá dầu sẽ quay lại ngưỡng 40 – 45 USD/thùng.

Một số người cũng lo ngại rằng mức cắt giảm sản lượng của từng nước thành viên OPEC (sẽ được quyết định vào cuộc họp tại Vienna vào ngày 30/11 tới) sẽ không đủ để thị trường thoát khỏi trạng thái dư thừa. Tuy nhiên kể từ đó khi OPEC thông báo cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm, giá dầu đã tăng tổng cộng 13%.

Một lý do quan trọng khác là số liệu về dầu của Mỹ. Theo số liệu từ EIA, trong tuần kết thúc vào ngày 30/9, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm 3 triệu thùng, xuống dưới mức 500 triệu thùng lần đầu tiên kể từ tháng 1. Đặc biệt, con số vẫn giảm xuống bất chấp công suất của các nhà máy lọc dầu đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016.

Lượng dầu dự trữ của cả thế giới cũng có tuần giảm thứ 5 liên tiếp và giảm mạnh hơn mức dự báo của giới phân tích. Những con số này là tin tốt cho giá dầu.

Trong khi đó, ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ chỉ có thể chạm mốc 55 USD/thùng trước khi quay đầu giảm, bởi vì tại mức giá này các công ty dầu đá phiến Mỹ sẽ quay trở lại sản xuất.

Goldman Sachs cho rằng thị trường dầu mỏ vẫn sẽ ở trong trạng thái dư thừa nguồn cung trầm trọng trong năm 2017. Những nước có hoạt động sản xuất đang bị gián đoạn như Nigeria và Lybia sẽ quay trở lại thị trường, trong khi các công ty Mỹ vẫn tỏ ra kiên cường. Chính triển vọng năm 2017 thế giới ngập trong dầu đã khiến OPEC phải cắt giảm sản lượng.

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Người thường nghĩ điên rồ nhưng đây là bí quyết thành công của 4 tỷ phú nổi tiếng hàng đầu thế giới

Thay đổi là thứ duy nhất không bao giờ thay đổi. Đối với Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Musk Elon, luôn luôn thay đổi là điều không thể thiếu, ngay cả khi đã đạt đỉnh vinh quang. Tuy nhiên, cách để nghĩ ra những ý tưởng mới, sáng kiến mới của những tỷ phú này thì thật không bình thường, thậm chí còn bị coi là điên rồ.

Từ việc ngồi trong rừng suốt một tuần lễ cho đến làm việc không lương trong suốt một năm, sau đây là 5 cách điên rồ mà nhiều nhà tỷ phú đã làm nhưng nhờ có nó mới đạt đến thành công.

1. Mỗi năm Bill Gates bỏ ra 2 tuần trốn vào rừng cây ngẫm nghĩ

Theo TheRichest, giá trị tài sản ròng hiện nay của Bill Gates là 85,4 tỷ USD. Khi ông mới chỉ là CEO của Microsoft - người đàn ông giàu nhất thế giới này thường dành ra cả tuần liền chỉ để vào rừng và suy nghĩ về công việc, sự đời. Ông làm việc này thường xuyên và đều đặn 2 lần trong 1 năm.

Theo tờ WSJ, Gates tới văn phòng hẻo lánh của ông tại Pacific Northwest để có một tuần suy nghĩ, hay người ta còn gọi đó là những giờ phút ông suy nghĩ về công nghệ tương lai trong rừng cây. Khi đó, ông sẽ từ chối gặp mặt tất cả mọi người, kể cả gia đình và bạn bè. Ông chỉ ăn 2 bữa chính trong ngày và làm việc đến 18 tiếng/ngày. Và sau mỗi "tuần suy nghĩ" như vậy, người ta lại thấy ông có những bước đột phá mới trong công nghệ.

2. Mark Zuckerberg nhận lương CEO 1 USD/năm

Bạn sẽ không thể tin được rằng anh chàng CEO tài ba kiêm đồng sáng lập Facebook - người đang nắm giữ giá trị tài sản ròng 46,9 tỷ USD lại đã có thời gian kiếm ra chỉ 1 USD/năm.

Trong một bài trả lời Q&A năm 2015, nhà tỷ phú nổi tiếng đã từng nói rằng: "Tôi đã kiếm đủ số tiền mình cần. Ở điểm này, tôi chỉ tập trung vào thứ mà tôi chắc chắn sẽ làm tốt nhất. Chủ yếu tôi sẽ giúp thông qua Facebook, giúp mọi người có thể chia sẻ và kết nối với thế giới”.

3. Warren Buffett dành 80% thời gian trong ngày để đọc sách

Được mệnh danh là thần thoại xứ Omaha, Warren Buffett là một phù thủy đầu tư với giá trị tài sản ròng 69,3 tỷ USD. Theo Inc.com. Buffett đọc đến 1.000 trang sách mỗi ngày thời điểm ông mới bước chân vào nghề đầu tư và hiện nay ông vẫn dành ra hơn nửa thời gian làm việc để “vui vầy” với những con chữ.

“Hãy nhìn xem, công việc của tôi thực ra chỉ là thu thập được càng nhiều thực tế và thông tin thì càng tốt, thỉnh thoảng đánh giá để đưa gia hành động phù hợp”.Buffett trao đổi với Michael D.Eisner – tác giả cuốn Working Together: Why Great Partnerships Succeed.”

Một trong số rất nhiều cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời của Buffett đó là cuốn “The Intelligent Investor” của Benjamin Graham.

4. Elon Musk sống 1 ngày chỉ với 1 USD

Hiện nay giá trị tài sản ròng của vị doanh nhân kỳ dị, CEO của SpaceX và Tesla Motor này là 14,2 tỷ USD. Được biết đến là người có trí tưởng tượng và óc sáng tạo siêu phàm, Elon Musk đã từng quyết định thử thách bản thân sống chỉ bằng 30 USD cho 1 tháng. Hầu hết khẩu phần ăn của anh lúc đó chỉ có bánh mì kẹp và cam. Trao đổi với Neil deGrasse Tyson trong chương trình StarTalk, anh nói nếu thực sự tôi chẳng cần một mức lương hậu hĩnh thì mới có thể sống, như vậy tôi mới có thể theo đổi những mục tiêu điên rồ với vai trò là một doanh nhân.

Anh Sa

Theo Trí thức trẻ/Time

Đọc tiếp »

Xác suất Fed nâng lãi suất tăng cao, phố Wall giảm điểm

Báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm qua cho thấy đã có thêm 156.000 việc làm được tạo ra trong tháng 9, thể hiện thị trường lao động sẽ hỗ trợ nền kinh tế.

Chứng khoán Mỹ chốt lại tuần giao dịch giảm điểm đầu tiên trong 4 tuần trở lại đây, trong bối cảnh số liệu việc làm cho thấy thị trường lao động tăng trưởng một cách vững chắc và do đó nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên lộ trình tăng lãi suất trong năm nay.

Kết thúc phiên hôm qua (7/10), chỉ số S&P 500 giảm 0,3%, xuống còn 2.153,73 điểm và cả tuần giảm tổng cộng 0,7%. Chỉ số Dow Jones mất 0,2%, xuống còn 18.239,74 điểm, cũng giảm 0,4% trong cả tuần.

Báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm qua cho thấy đã có thêm 156.000 việc làm được tạo ra trong tháng 9, thể hiện thị trường lao động sẽ hỗ trợ nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 5% nhưng là do số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên.

Xác suất Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 đã tăng từ mức 53% của tuần trước lên 64%, trong khi thị trường cũng đánh giá có 17% khả năng lãi suất sẽ tăng trong tháng 11. Các quan chức Fed đã phát tín hiệu họ muốn thắt chặt chính sách tiền tệ, đưa lãi suất về mức bình thường hơn những đồng thời cũng thể hiện ý định nâng lãi suất một cách từ từ để đảm bảo không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Dù phiên cuối tuần giảm hơn 1% vì thông tin Nga sẽ không có thỏa thuận nào với OPEC trong cuộc họp sắp diễn ra tại Istanbul, giá dầu đã tăng tổng cộng 3,3% trong tuần này. Kể từ khi OPEC thông báo cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm hôm 28/9 đến nay, giá đã tăng 13%.

Ngược lại giá hai kim loại quý vàng và bạc có tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 11.

Tú Anh

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »

Tổng thống Obama đi bỏ phiếu sớm trước ngày bầu cử 8/11

Hôm qua (7/10), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đi bỏ phiếu sớm trước ngày bầu cử Tổng thống 8/11 tới.

Trong chuyến thăm bất ngờ tới thành phố Chicago, thuộc bang Illinois, ôngObama đã bỏ phiếu tại hạt Cook.

Hiến pháp Mỹ cho phép cử tri tham gia bỏ phiếu sớm nếu họ đăng ký và giải thích rõ lý do. Bang Illinois là quê nhà của ông Obama, nơi ông từng là Thượng nghị sĩ đại diện trước khi trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm 2008.

Theo số liệu thăm dò dư luận mới, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton hiện nhận được 226 phiếu đại cử tri trong khi đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump có 165 phiếu. Ứng cử viên nào giành được 270 phiếu trên tổng số 538 phiếu đại cử tri sẽ được tuyên bố thắng cử.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, dự kiến cử tri tại 2/3 số tiểu bang của Mỹ bắt đầu tham gia bỏ phiếu sớm bằng hình thức bầu trực tuyến hoặc gửi thư từ tuần thứ ba của tháng 10. Đây là những bang đã thể hiện rõ xu thế bỏ phiếu cho bà Hillary hay ông Trump./.Hôm qua (7/10), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đi bỏ phiếu sớm trước ngày bầu cử Tổng thống 8/11 tới.

Theo Hoàng Lê

VOV

Đọc tiếp »

Siêu bão tấn công nước Mỹ sau khi làm 842 người chết ở Haiti

Bão Matthew vừa đổ bộ vào bang Florida của Mỹ sau khi làm hơn 800 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người khác mất nhà cửa khi quét qua Haiti, quốc gia thuộc nhóm các nước nằm trong khu vực biển Caribbean.

Theo thông báo chính thức từ phía Mỹ, bão Matthew đã đổ bộ vào Florida hôm 7/10 theo giờ địa phương. Nó được đánh giá là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước Mỹ kể từ khi Siêu bão Sandy tàn phá khu vực đông bắc nước Mỹ 4 năm trước. Nhà chức trách Mỹ đã tiến hành di tản người dân sống ven biển từ Florida qua Gruzia tới South Carolina và North Carolina.

Trước sức tàn phá của cơn bão, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi người dân không nên chủ quan, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà chức trách với trận bão được coi là nghiêm trọng nhất ở phía đông bắc Florida trong hơn 100 năm qua.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi làm việc với các quan chức chuyên trách, ông Obama cảnh báo: “Tôi xin nhấn mạnh rằng đây là một cơn bão thực sự nguy hiểm, với sức tàn phá nghiêm trọng. Nó có thể gây ra hậu quả lớn về người và tài sản”.

Bão Matthew đổ bộ vào nước Mỹ sau khi tàn phá nghiêm trọng Haiti sau khi quét qua hôm 4/10. Theo thông báo mới nhất từ nhà chức trách quốc gia Caribbean, siêu bão Matthew đã làm ít nhất 842 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người mất nhà cửa. Chỉ một ngày trước đó, số nạn nhân thiệt mạng được đưa ra là gần 300 người.

Với sức gió đạt 233 km/h, bão Matthew quét qua quốc gia nghèo nhất châu Mỹ và tàn phá nghiêm trọng các làng chài hoang sơ nằm ven biển. Nhiều khu vực xa xôi hẻo lánh ở Haiti bị cô lập trong nhiều ngày trước khi lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận. Khoảng 61.500 người được đưa tới các trung tâm lánh nạn vì sức tàn phá của siêu bão.

Tại 3 thị trấn cực tây của Haiti, số nạn nhân thiệt mạng được thống kê hàng trăm người, trong đó thiệt hại nặng nề nhất là làng quê thuần nông Chantal, nơi có 86 người chết vì bão và 20 người mất tích. Phần lớn nạn nhân thiệt mạng vì nhà sập hoặc cây đổ. Mạng lưới điện, thông tin liên lạc và đường giao thông ở nhiều khu vực vẫn bị gián đoạn, khiến nỗ lực cứu trợ khẩn cấp gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, nước sạch và thực phẩm là những vấn đề thiết yếu ở Haiti. Bên cạnh đó, mưa bão khiến nước lũ trộn lẫn với nước thải, tạo ra nguy cơ dịch bệnh nghiêm trọng. Mesa Verde, tàu vận tải đổ bộ của Hải quân Mỹ, đang trên đường tới Haiti để làm nhiệm vụ nhân đạo. Tàu được trang bị trực thăng vận tải hạng nặng, máy ủi, xe chở nước sạch và phòng y tế để hỗ trợ những thường gân gặp nạn sau siêu bão Matthew.

Linh Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

22 tuổi, cô gái này đã bỏ học và liên tiếp lập ra 3 startup

Đôi khi cô khuyên bản thân phải dành thời gian nghỉ ngơi, nhưng cuối cùng cô lại lao vào công việc. Cô tin rằng những vấp ngã đầu đời là liều thuốc bổ tốt nhất cho con đường sự nghiệp hiện tại cũng như sau này.

Theo một nghiên cứu vào năm 2014, khoảng 95% sinh viên tham dự khóa học đại trà trực tuyến (MOOC) của trường ĐH Harvard và Viện công nghệ Massachusetts không tốt nghiệp.

Đứng trước thách thức đó, Payal Lal đã cùng với những người cộng sự của mình phát triển lên một chương trình kết nối được gắn trên các trang web cung cấp khóa học mở (MOOC plugin), nhằm mục đích giúp học sinh liên lạc với các học viên khác trong lớp.

Chia sẻ với phóng viên tờ TechinAsia, Lal cho biết ý tưởng này xuất phát từ chính những kinh nghiệm của bản thân. “Tôi ghét phải đi đến lớp học. Điều thú vị nhất lôi kéo tôi đến đó là những người bạn đồng môn của mình. Nhưng đối với những học viên trực tuyến, họ thậm chí còn không có quyền lợi đó”. Hiện nay, Lai đang là sinh viên của trường đại học Yale – NUS (trường liên kết giữa ĐH Yale và ĐH quốc gia Singapore) và vẫn chưa tốt nghiệp.

Ban đầu, nhóm của Lal phát triển một ứng dụng độc lập, cung cấp dịch vụ cho 3 trang web nhỏ. Sau khi phản ứng thu được phản hồi khá tốt, các nhà cung cấp khóa học trực tuyến bắt đầu liên lạc với Lal và nhóm của cô để phát triển thành một plugin gắn vào các trang web của họ.

Lao ngay vào kinh doanh sau khi bỏ học 1 tuần

Lal – 22 tuổi – là một doanh nhân “nối tiếp” quốc tịch Ấn. Cô bước chân vào giới đầu cơ từ năm 18 tuổi, gần như ngay sau khi rời khỏi trường luật thuộc Đại học Luật Quốc gia Delhi – nơi cô chỉ tham gia học khoảng 1 tháng.

Doanh nhân nối tiếp (serial entrepreneur) là khái niệm dùng để chỉ những doanh nhân thành lập công ty mới sau khi đã làm chủ một hay nhiều doanh nghiệp trước đó. Tuy nhiên, mô hình này đã bị đóng cửa sau 1 năm hoạt động do không thể tạo ra lợi nhuận.

“Trong khoảng 4 ngày, tôi biết luật không phải là ngành học dành cho mình”. Lal chia sẻ. Hiện nay cô đang theo học ngành triết học. “Tôi đăng ký học ngành luật chỉ bởi vì nó danh giá. Nhưng tôi muốn làm điều gì đó lớn lao, có ảnh hưởng mạnh mẽ mà lại sáng tạo. Tôi đã không tìm thấy bất cứ điều gì trong ngành luật”.

Chỉ khoảng 1 tuần sau khi rời trường đại học. Cô phát triển dịch vụ điện thoại Tutor Connect – kết nối sinh viên đến với gia sư tại New Delhi. Tutor Connect đã kết nối được với khoảng 400 gia sư. Tuy nhiên công việc này chỉ tồn tại được trong khoảng 1 năm bởi không có lợi nhuận.

Startup thứ 2

Trong khi đang thành lập Tutor Connect, cô mở một cửa hàng online bán áo phông. Cùng với những người bạn của mình, Lal bán hàng thông qua Facebook và giao sỉ cho những người bán hàng khác ở 20 trường đại học. Bắt đầu với 70 USD tiền tiết kiệm, chỉ sau 3 tháng nhóm bán áo của cô đã thu về 1.500 USD.

“Khi chúng tôi đến nhà máy tại các vùng sâu vùng xa ở Delhi để đặt may áo, họ mở tròn mắt khi nhìn thấy 2 cô gái nhỏ bé và tỏ ra không mấy hợp tác. Chúng tôi đã phải liên tục gọi điện cho họ, mỗi ngày 3 lần để đảm bảo công việc đúng theo tiến độ". Lal chia sẻ.

Công việc làm ăn này cũng kết thúc sau 6 tháng – khi cô phải chuyển đến Singapore năm 2013 để theo học trường Yale –NUS. Cô quyết định theo học ngành triết học thay vì chọn kinh tế, bởi cô cảm thấy triết học giúp cô hiểu người khác tốt hơn – một kỹ năng quan trọng để vận hành một doanh nghiệp startup. Đối với kỹ năng kinh doanh, “bạn sẽ dễ dàng học được ở trên mạng” – cô nói.

Hiện nay cô chuyên tâm vận hành MOOC plugin. Đôi khi cô khuyên bản thân phải dành thời gian nghỉ ngơi, nhưng cuối cùng cô lại lao vào công việc. "Tôi cảm thấy như mình bị nghiện làm việc", Lal nói. Cô tin rằng những vấp ngã đầu đời là liều thuốc bổ tốt nhất cho con đường sự nghiệp hiện tại cũng như sau này.

Anh Sa

Theo Trí thức trẻ/TechinAsia

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Bà Clinton đã giấu bệnh

Trong buổi trả lời phỏng vấn mới nhất, ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton thừa nhận đã giấu kín thông tin bị bệnh.

Trong buổi trả lời phỏng vấn vào tối 12-9 (giờ nước Mỹ), bà Hillary cho biết đã giữ kín việc bị bệnh đồng thời khẳng định giữ "mức độ minh bạch thông tin về sức khỏe rất cao" và không nghĩ chuyện bị viêm phổi lại "trở thành vấn đề lớn như vậy".

Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với đài CNN, bà Hillary kể: "Hôm thứ sáu 9-9, các bác sĩ khuyên tôi phải nghỉ ngơi năm ngày, nhưng tôi đã không nghe theo lời khuyên rất khôn ngoan này. Vì vậy, giờ đây tôi muốn nhanh chóng hết bệnh và trở lại quỹ đạo làm việc càng sớm càng tốt".

Bà cho biết thêm: "Trong thứ sáu tôi đã đến bác sĩ và chính lúc này đã được chẩn bệnh viêm phổi. Rõ ràng tôi nên nghỉ ngơi sớm hơn. Lẽ ra tôi đã khỏe hơn nếu như hủy kế hoạch trong ngày thứ sáu nhưng cũng như nhiều người khác, tôi nghĩ rằng cứ tiếp tục làm việc và lướt qua bệnh. Nhưng mọi thứ đã không suôn sẻ".

Tờ New York Times dẫn lời từ những người thân cận của bà Hillary cho biết bà đã tự tin sẽ hồi phục trong khoảng thời gian cuối tuần qua bởi kế hoạch làm việc lúc đó không căng.

Ông Robby Mook, quản lý chiến dịch tranh cử của bà Hillary, khẳng định với trang MSNBC: "Bà ấy muốn lướt qua bệnh để làm việc và tôi cho rằng đây là một biểu hiện cho thấy bà ấy sẽ là một tổng thống cừ khôi".

Ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton từng thừa nhận có bị mất nước và trải qua tình trạng tương tự như hôm sáng 11-9. Khi CNN hỏi lại điều này, bà Clinton trả lời: "Tôi nhớ chính xác rằng chỉ hai lần từng bị như vậy".

Bà Clinton nói thêm: "Điều này từng xảy ra vài lần trong đời và tôi luôn ý thức được khi nó ập đến và thường vượt qua thành công. Điều thật sự xảy ra trong ngày 11-9 là vì trong cương vị một nghị sĩ, tôi quá muốn đến tham dự buổi tưởng niệm. Tôi thấy bị sốc nóng và quyết định phải rời đi. (...) Giờ tôi đã thấy khỏe và phải thực hiện lời khuyên của bác sĩ mà tôi đã bỏ qua từ hôm thứ Sáu, đó là nghỉ ngơi để hoàn toàn hết viêm phổi".

Mới nhất, bà Hillary Clinton viết trên trên Twitter kèm chữ ký H để chứng tỏ chính tay chia sẻ dòng trạng thái: "Cũng như tất cả những người nghỉ bệnh, tôi rất háo hức được trở lại sớm".

Theo Đ.K.L.

Tuổi trẻ

Đọc tiếp »

Mỹ có thể mất 1.000 tỷ USD vì Donald Trump

Nếu Trump được bầu làm Tổng thống và những chính sách của ông được thông qua, Oxford Economics dự kiến tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ giảm đáng kể và đến năm 2019 sẽ rơi xuống gần mức 0%.

Nếu Đảng Cộng hòa giành được chiến thắng trong vòng đấu quyết định vào tháng 12/2016, khi đó dĩ nhiên Donald Trump sẽ thay thế vị trí của ông Barack Obama tại Nhà Trắng. Nhưng theo giới kinh tế học tại công ty nghiên cứu Oxford Economics nhận định, thắng lợi của ông Trump sẽ khiến nước Mỹ mất đi 1.000 tỷ USD đến năm 2021.

Trong khi đó, Oxford Economics cho rằng một loạt chính sách diều hâu của ông Trump bao gồm biện pháp bảo hộ thương mại, cắt giảm thuế và trục xuất hàng loạt dân nhập cư bất hợp pháp – mà dự kiến sẽ được “làm mềm đi” sau khi thảo luận với Quốc hội – có thể dẫn đến những hậu quả ngược.

“Liệu Quốc hội có nên trao phần thắng cho những đề án chính sách của ông Trump hay không? Nếu như vậy, hậu quả có thể khó lường. GDP Mỹ có thể giảm 5% so với mức trung bình, tốc độ tăng trưởng toàn cầu cũng không thể phục hồi như dự kiến”. Oxford Economics cho biết.

Oxford Economics là công ty dịch vụ tư vấn độc lập trên toàn cầu, có trụ sở tại Oxford, England và nhiều văn phòng chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới bao gồm Chicago, Miami, Philadelphia, San Francisco và Washington.

Ngay sau khi phía này đưa ra chỉ trích, nhóm vận động tranh cử của ông Trump đã không có đòn đáp trả nào. Tuy nhiên tại hội nghị tranh cử ở Clive, Iowa hôm qua, ông Trump đã khẳng định ông sẽ đưa nền kinh tế Mỹ tăng trưởng.

Ông cam kết sẽ phục hồi ngành sản xuất của Mỹ bằng cách ngăn chặn các công ty có quốc tịch Mỹ như Apple sản xuất hàng tại nước ngoài, thiết lập lại đàm phán thương mại toàn cầu và giảm thuế liên bang cùng với bộ quy định liên quan.

“Chúng tôi hứa sẽ đem đến cho tất cả những người dân Mỹ cơ hội, phồn vinh và an ninh”. Trump tuyên bố.

Chiếu theo đà tăng trưởng như hiện nay, Oxford Economics dự kiến GDP Mỹ sẽ tăng khá ổn định trong khoảng 2% từ năm 2017 (tức sau khi Mỹ có Tổng thống mới) và chạm mốc 18.500 tỷ USD vào năm 2021.

Tuy nhiên, nếu Trump được bầu làm Tổng thống và những chính sách của ông được thông qua, Oxford Economics dự kiến tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ giảm đáng kể và đến năm 2019 sẽ rơi xuống mức tiệm cận 0%. Khi đó, tổng GDP Mỹ sẽ giảm xuống còn 17.500 tỷ USD.

Trump có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để làm sao những chính sách của ông có thể giành được tấm vé ủng hộ từ Quốc hội. Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng chính sách thuế nới lỏng thực chất có thể giúp kích thích tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Trong cuộc bầu cử sơ bộ mới đây nhất cho thấy ông Trump đã vượt lên trước vị cựu thư ký Bộ Ngoại giao, mặc dù khoảng cách là rất sát sao.

Anh Sa

Theo Trí thức trẻ/Reuters

Đọc tiếp »

"Cú trượt chân" tai hại của bà Hillary Clinton

“Cú trượt chân” của bà Clinton xảy ra đúng vào thời điểm tai hại nhất, khi mà cuộc bầu cử đang bước vào giai đoạn nước rút và khoảng cách (từng khá xa) giữa bà Clinton và ông Trump đang bị thu hẹp.

Đó chỉ là một cú trượt chân của người phụ 68 tuổi đang bị viêm phổi và quá mệt mỏi vì chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng cam go. Ngày 11/9 vừa qua, khi đang tham dự buổi lễ kỷ niệm 15 năm vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, bà Clinton đã không thể đứng vững sau khi ho không dứt và cuối cùng không thể tiếp tục tham gia buổi lễ. Nhiều người nói rằng điều này giống như một “món quà lớn” tự nhiên rơi vào tay đối thủ Donald Trump.

Trong video clip nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Twitter, bà Clinton có vẻ như đã ngất đi và ngã vào vòng tay của các vệ sĩ khi bà rời khỏi buổi lễ. Bà được đưa về nhà con gái Chelsea ở gần đó để nghỉ ngơi lấy lại sức.

“Sáng nay, Cựu Ngoại trưởng đã chỉ có 1h30 để dự lễ kỷ niệm, bày tỏ lòng tôn trọng và gửi lời chào đến những gia đình đã mất đi người thân trong thảm họa năm xưa. Bà đã cảm thấy nóng bức quá mức và phải di chuyển đến căn hộ của con gái ở gần đó. Giờ bà đã cảm thấy tốt hơn rất nhiều”, phát ngôn viên của ứng viên đảng Dân chủ nói.

90 phút sau đó, bà Clinton xuất hiện trở lại trước công chúng. “Tôi cảm thấy rất tuyệt. Hôm nay thật là một ngày đẹp trời ở New York”, bà nói với một đám đông nhỏ.

Bản thông báo từ bác sĩ cá nhân cho thấy bà Clinton đã bị viêm phổi. “Bà ấy đã bị ho do dị ứng. Sau khi đánh giá những cơn ho kéo dài, tôi chuẩn đoán bà ấy bị viêm phổi”, bác sĩ Lisa Bardack nói. “Tôi đã kê thuốc kháng sinh và khuyên bà ấy nên nghỉ ngơi cũng như điều chỉnh lịch trình làm việc cho phù hợp. Sáng nay bà Clinton đã cảm thấy nóng bức quá mức và bị mất nước. Hiện bà đã được tiếp nước và phục hồi khá tốt”.

“Cú trượt chân” của bà Clinton xảy ra đúng vào thời điểm tai hại nhất, khi mà cuộc bầu cử đang bước vào giai đoạn nước rút và khoảng cách (từng khá xa) giữa bà Clinton và ông Trump đang bị thu hẹp. Giờ đây mức chênh lệch chỉ còn 3% - gần bằng mức sai số thường thấy của các bảng thống kê.

Tồi tệ hơn, lâu nay vẫn có những thuyết âm mưu cho rằng bà Clinton không đủ sức khỏe để đảm đương vai trò người đứng đầu nước Mỹ. Năm 2012, bà cũng đã xuất hiện với hình ảnh xanh xao và được chuẩn đoán mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Từ đó đến nay bà vẫn luôn trình ra một bệnh án sạch sẽ nhưng Trump và những người ủng hộ ông một mực cho rằng bà Clinton quá yếu.

Trong một bài phát biểu hồi tháng 4, Trump nói rằng trên cương vị là Ngoại trưởng Mỹ bà Clinton đã không thể bảo vệ 4 công dân của mình đã thiệt mạng dưới tay những phần tử thánh chiến ở Benghazi năm 2012 bởi vì nguyên nhân đơn giản là bà không có đủ sức khỏe để đối mặt với tình huống khẩn cấp trong đêm. “Thay vì đứng ra chịu trách nhiệm vào đêm hôm đó, Hillary Clinton đã quyết định về nhà đi ngủ. Thật là tồi tệ”, Trump nói.

Trump đã đưa ra những kết luận vô lý và vô nghĩa. Cuộc tấn công ở Benghazi xảy ra vào ban ngày theo giờ Mỹ và theo lời nhiều quan chức thì bà Clinton đã quản lý mọi việc. Tuy nhiên trên thực tế gần một nửa cử tri đảng Cộng hòa đã tin lời Trump nói và nghĩ rằng “cựu Ngoại trưởng đã biết rằng đại sứ quán Mỹ ở Benghazi sắp bị tấn công mà không thể làm gì để bảo vệ công dân Mỹ”.

Bà Clinton cũng có thói quen giữ bí mật và vô tình bị nhiều người đánh giá là mập mờ. Để giải thích cho việc bị FBI điều tra vì sử dụng email cá nhân khi còn làm Ngoại trưởng, bà đã sơ suất sử dụng từ short-circuited. Từ nãy có nghĩa là chập mạch với các thiết bị điện tử nhưng đối với con người thì sẽ có nghĩa là “cảm thấy điên đầu với một việc gì đó”. Trump ngay lập tức mô tả bà Clinton là một con robot “bị chập mạch”.

Khi mà bà Clinton đã 68 tuổi và ông Trump cũng đã thất thập, nỗi lo về sức khỏe của vị Tổng thống tương lai của người Mỹ là chính đáng dù ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới đi chăng nữa. Bà Clinton sẽ là vị Tổng thống cao tuổi thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, chỉ đứng sau Ronald Reagan – người được cho là đã mắc chứng mất trí nhớ ở cuối nhiệm kỳ bởi ông đã 78 tuổi. Già hơn bà Clinton 2 tuổi, Trump sẽ là vị Tổng thống già nhất nhưng ông đã thể hiện mình có sức khỏe tốt hơn nhiều.

Trong thông báo được đưa ra tháng 12 năm ngoái, ông Trump được chuẩn đoán mắc bệnh về dạ dày. Bác sĩ nói rằng huyết áp và các chỉ số khác “tốt một cách đáng kinh ngạc” và kết luận “nếu đắc cử, Trump có thể trở thành một trong những vị Tổng thống có sức khỏe tốt nhất từ trước đến nay”.

Dù đó là một lời khen có cánh, chúng ta cũng không thể phủ nhận thực tế là sức khỏe không bao giờ là một vấn đề đáng lo, trong khi sức khỏe của bà Clinton thường xuyên được nhắc đến.

Giả sử sức khỏe của bà Clinton có những vấn đề nghiêm trọng hơn những gì bác sĩ đã công bố, quá khứ cho thấy nữ ứng viên này có một sức chịu đựng phi thường. Bà đã đứng dậy mạnh mẽ sau cú sốc lớn về bê bối ngoại tình của ông Clinton. Năm 2008, trong cuộc chạy đua với ông Obama, bà đã chiến đấu kiên cường cho đến giai đoạn cuối cùng và hình ảnh cá nhân cũng đã cải thiện rất nhiều trong mắt công chúng.

Bệnh tật khiến bà Clinton trông khá yếu ớt, và đối với một người phụ nữ thì dấu ấn tuổi tác sẽ càng hằn sâu nhiều hơn so với nam giới. Bà càng khẳng định mình không có vấn đề về sức khỏe thì sự ác cảm càng lớn, đặc biệt là sau sự kiện hôm 11/9 vừa qua.

Nguy hiểm hơn, những tiếng ho của bà càng khiến người ta tin vào những thuyết âm mưu mà Trump và phe của Trump đặt ra. Hàng triệu người Mỹ có thể sẽ phân vân về quyết định của mình sau khi nhìn thấy hình ảnh bà Clinton tái mét vì viêm phổi.

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Economist

Đọc tiếp »

Đâu là nguyên nhân gây nên khủng hoảng tài chính?

Có một câu trả lời nhận được nhiều sự chú ý hơn cả dù nó đã xuất hiện từ hàng chục năm trước đó nhưng đã không được đánh giá cao: lý thuyết về bất ổn tài chính của Hyman Minsky.

Xét trên góc nhìn hạn hẹp, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Đó là kết quả của rất nhiều rắc rối đã tích tụ qua thời gian: các ngân hàng không được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm tín dụng quá ư phức tạp, những mối quan hệ chằng chịt và sự phình to đến mất kiểm soát của thị trường nhà đất.

Chưa bao giờ thế giới chứng kiến các yếu tố ấy kết hợp lại với nhau, nhưng không ai có thể phủ nhận con đường đi từ những quyết định siêu mạo hiểm đến tình cảnh thị trường tài chính rung lắc đã trở nên quá quen thuộc. Từ những sinh viên đang nghiên cứu về khủng hoảng ngân hàng Mỹ trong thế kỷ 10 cho đến những nhà đầu tư vẫn nhớ như in nỗi đau của châu Á thời kỳ cuối những năm 1990, tất cả đều đi chung một con đường ấy.

Chẳng có cuộc khủng hoảng nào giống cuộc khủng hoảng nào, nhưng khủng hoảng xảy ra thường xuyên đến nỗi chúng ta có thể đoán được những xu hướng đã trở nên quá rõ ràng. Vậy thì, điều gì gây nên khủng hoảng tài chính?

Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản này lại là một câu hỏi rất lớn.

Trước khi khủng hoảng 2008 xảy ra, vẫn có những hiện tượng như bong bóng trên thị trường chứng khoán hay một đồng tiền rớt giá thảm hại, nhưng dường như các NHTW đã hành động kịp thời và ngăn chặn được rủi ro hệ thống. Khi đó, tài chính – một nhánh của nền kinh tế - chỉ tập trung vào các chủ đề như định giá tài sản như thế nào.

Khủng hoảng đã thay đổi điều đó. Các nhà kinh tế học, nhà đầu tư các lãnh đạo các NHTW quay trở lại với câu hỏi lớn: điều gì đã gây nên khủng hoảng tài chính?

Trong bối cảnh ấy có một câu trả lời nhận được nhiều sự chú ý hơn cả dù nó đã xuất hiện từ hàng chục năm trước đó nhưng đã không được đánh giá cao: lý thuyết về bất ổn tài chính của Hyman Minsky. Lớn lên trong thời kỳ Đại khủng hoảng, từng ngồi trong hội đồng quản trị của một ngân hàng và chứng kiến một doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định mạo hiểm như thế nào, lời giải thích của Minsky được hình thành từ sự hoài nghi dựa trên kinh nghiệm sẵn có.

Bắt đầu từ việc xem xét cách mà các công ty đầu tư, Minsky cho rằng có 3 loại cấu trúc tài chính. Loại thứ nhất là phòng hộ, cũng là loại an toàn nhất: các công ty có thể hoàn trả nợ bằng lợi nhuận. Họ hạn chế đi vay mượn và có lợi nhuận tốt.

Loại thứ hai là đầu cơ, là loại rủi ro hơn một chút: các công ty có đủ khả năng trả lãi vay nhưng phải đảo nợ gốc, nghĩa là dùng một khoản vay mới để trả gốc khoản vay cũ. Mô hình này hoạt động trơn tru trong điều kiện bình thường nhưng sẽ gặp rắc rối khi kinh tế đi xuống.

Cuối cùng và cũng nguy hiểm nhất là mô hình Ponzi. Khi đó lợi nhuận không đủ để trả cả nợ và lãi, các doanh nghiệp đang đánh cược rằng giá tài sản của họ sẽ tăng còn nếu không thì họ sẽ gặp rắc rối.

Những nền kinh tế đi theo mô hình thứ nhất - có dòng tiền khỏe mạnh và tỷ lệ nợ thấp – sẽ ổn định. Khi nền kinh tế bắt đầu rơi vào trạng thái đầu cơ, đặc biệt là khi Ponzi trở nên phổ biến, chúng mong manh như “ngọn nến trước gió”. Nếu giá tài sản lao dốc, những nhà đầu tư bấn loạn sẽ bán tháo, dẫn đến giá tài sản càng giảm mạnh hơn và vòng tròn luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn, tạo nên tâm lý bầy đàn và tình trạng hỗn loạn còn được gọi là “khoảnh khắc Minsky”.

Nhà đầu tư cũng nên tuân thủ mô hình thứ nhất, nhưng qua thời gian mà đặc biệt là khi nền kinh tế khỏe mạnh, nợ là thứ hấp dẫn mà người ta không thể cưỡng lại được. Khi nền kinh tế chắc chắn sẽ tăng trưởng, tại sao lại không đi vay nhiều hơn nữa? Các ngân hàng cũng tăng cường cho vay. Minsky đã đi đến kết luận rằng chính quãng thời gian yên bình ổn định sẽ nuôi dưỡng những rạn nứt đầu tiên của hệ thống tài chính.

Minsky đã có một cái nhìn sâu sắc và thấu đáo, nhưng ứng dụng lý thuyết này như thế nào lại là chuyện khác. Nhiều năm nay toán học dường như đã trở thành ngôn ngữ của kinh tế học, và cách tiếp cận định tính của Minsky khiến ông đứng ngoài cuộc chơi.

Kể từ năm 2008, giới học thuật đã cố gắng mang nhiều hơn những tính toán định lượng vào lý thuyết của ông và đã đạt được một số thành công nhất định. Họ chỉ ra thị trường ít biến động trong thời gian dài và tỷ lệ nợ/dòng tiền cao sẽ là những dấu hiệu chính xác như thế nào để tiên đoán một cuộc khủng hoảng.

Còn đối với các nhà hoạch định chính sách, bài học từ Minsky là họ luôn phải cảnh giác, đặc biệt khi mọi thứ đều đang diễn biến tốt. Điều này cũng lý giải tại sao trong vài năm gần đây thế giới lại hào hứng với chính sách cẩn trọng vĩ mô (macro prudential), ví dụ như ép các ngân hàng phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Dẫu vậy, giống như Minsky đã nói: khi thời gian yên bình càng kéo dài, lời cảnh báo của ông ngày càng bị đẩy sâu hơn vào dĩ vãng.

Những ý tưởng hữu ích nhất đối với kinh tế học hiện đại

Đâu là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính?

Điểm cân bằng Nash: Chuyện hai tù nhân và những ứng dụng lý thú của kinh tế học trong cuộc sống

Thông tin bất cân xứng: Đâu là chanh, đâu là đào?

Mời quý vị đón đọc:

Bộ ba bất khả thi

Số nhân Keynes

Tự do thương mại sẽ khiến tiền lương của bạn giảm đi?

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Economist

Đọc tiếp »

Anh có thể rời EU mà không đạt được thỏa thuận thương mại

Nếu kịch bản này xảy ra, Bộ trưởng Davis cho rằng nước Anh sẽ phải quay trở lại với hệ thống thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 13/9, phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, Bộ trưởng phụ trách vấn đề nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit, ông David Davis thừa nhận rằng London có thể sẽ phải rời khỏi liên minh mà không đạt được bất cứ thỏa thuận thương mại nào.

Ông lo ngại rằng Anh sẽ không thể thành công trong tiến trình đàm phán về một thỏa thuận thương mại với EU.

Nếu kịch bản này xảy ra, Bộ trưởng Davis cho rằng nước Anh sẽ phải quay trở lại với hệ thống thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo ông, trong tiến trình đàm phán về Brexit, Ủy ban châu Âu (EC) có thể sẽ kiểm soát toàn bộ quyền lực và chi phối mọi việc, chứ không phải giới lãnh đạo các nước thành viên EU.

Hiện EC vẫn giữ quan điểm khá cứng rắn rằng Anh phải chấp nhận quyền tự do di chuyển của công dân EU, nếu muốn tiếp cận thị trường chung. Đây chính là nguy cơ đe dọa đến kết quả đàm phán về thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU.

Trong suốt chiến dịch vận động trước cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6 vừa qua, phe ủng hộ Brexit vẫn khẳng định Anh sẽ ký một hiệp định mới với EU dựa trên nền tảng thương mại tự do.

Hạ nghị sỹ Công đảng Chuka Umunna cảnh báo rằng nếu Anh rời khỏi EU mà không đạt được bất cứ thỏa thuận thương mại nào và buộc phải quay trở lại hệ thống thuế quan WTO, hàng hóa xuất khẩu của nước này sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề.

Việc quay trở lại hệ thống thuế quan WTO sẽ ảnh hưởng đến nền công nghiệp của Anh, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo ô tô. Sau khi rời EU, ô tô của Anh xuất khẩu sang thị trường này có thể sẽ phải chịu mức thuế 10%.

Hiện Thủ tướng Anh Theresa May vẫn chưa chính thức khởi động tiến trình đàm phán rời khỏi EU, bất chấp các nước thành viên EU thúc giục Anh thực hiện điều này càng sớm cáng tốt. Dự kiến, các cuộc đàm phán về mối quan hệ mới giữa Anh và EU có thể kéo dài ít nhất 2 năm./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc tiếp »

Sau bê bối động trời, Wells Fargo mất ngôi ngân hàng lớn nhất thế giới

Kể từ khi vụ bê bối bị phanh phui đầu tuần trước, giá trị vốn hóa của ngân hàng này đã sụt giảm 9 tỷ USD.

Sau khi đưa ra kế hoạch cắt giảm mục tiêu doanh thu cho nhân viên kinh doanh ở các chi nhánh, Wells Fargo vừa để mất vị thế là ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.

Kể từ khi vụ bê bối bị phanh phui đầu tuần trước, giá trị vốn hóa của ngân hàng này đã sụt giảm 9 tỷ USD. Chỉ trong phiên hôm qua, cổ phiếu này đã giảm 3,3% và khiến các cổ đông mất một khoản tiền lớn, trong đó có tỷ phú Warren Buffett.

Hiện Wells Fargo có giá trị vốn hóa đạt 236 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2013 ở mức thấp hơn so với đối thủ JPMorgan Chase. Trong 5 năm vừa qua, Wells Fargo luôn là ngân hàng lớn nhất thế giới nếu tính trong nhóm các nước phát triển.

Động thái hạ mục tiêu doanh số của Wells Fargo vốn là một biện pháp để khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, giới phân tích lại đánh giá doanh thu của Wells Fargo bị đe dọa.

Hơn nữa Wells Fargo vẫn đang phải gánh chịu hậu quả. Chủ tịch kiêm CEO John Stumpf cũng đã bị triệu tập điều tra. Trong khi đó mới đây CFO John Shrewsberry cam kết rằng sẽ điều tra đến tận cùng sự việc để tìm ra những người chịu trách nhiệm.

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, Wells Fargo đã sa thải tới 5.300 nhân viên vi phạm kỷ luật với 10% trong số đó là những người quản lý ở nhiều cấp. Tuy nhiên Shrewsberry lại ám chỉ lần này những người vi phạm là các nhân viên kinh doanh cấp dưới có trình độ yếu kém đã gian lận để đạt được chỉ tiêu về doanh số. Họ tự ý mở thêm các tài khoản và thẻ tín dụng cho các khách hàng sẵn có mà không hề hỏi ý kiến khách hàng.

Vụ bê bối của Wells Fargo gây ra sự phẫn nộ lớn trong dư luận, đến nỗi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cho rằng đây là ví dụ chính xác cho thấy cần phải có những biện pháp cải cách thị trường tài chính, chẳng hạn như đạo luật Dodd Frank.

“Nếu họ (những người giám sát hệ thống ngân hàng) không ở đây, những hành vi gian lận như thế này chắc chắn sẽ lặp lại. Đây là thời điểm để mọi người ngừng lại và nhận thức rõ ràng mối nguy hiểm mà cả hệ thống đang phải đối mặt”.

Wells Fargo bị phạt 185 triệu USD và phải trích lập dự phòng 5 triệu USD để đền bù thiệt hại cho các khách hàng. Số tiền này không phải là lớn so với quy mô của ngân hàng và sẽ dễ dàng được các cổ đông thông qua, nhưng động thái hạ mục tiêu doanh số vừa qua đang khiến các cổ đông lo lắng vì về lâu dài thì triển vọng lợi nhuận của ngân hàng đang bị đe dọa.

Tú Anh

Theo Trí thức trẻ/FT

Đọc tiếp »

​Bằng cách này Donald Trump có thể làm Trung Quốc “bốc hơi” 420 tỷ USD

Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể là cơn ác mộng với kinh tế Trung Quốc.

Theo một nghiên cứu mới của Kevin Lai, kinh tế gia trưởng phụ trách Châu Á của Daiwa Capital Markets, nếu Donald Trump thực hiện cam kết áp thuế xuất khẩu lên Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ có nguy cơ mất hàng trăm tỷ USD.

Lai ước tính rằng, đề xuất đánh thuế 45% với hàng Trung Quốc của ông Trump sẽ làm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 87%, tương đương với 420 tỷ USD. Điều này sẽ làm GDP của Trung Quốc sụt 4,82%. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc sẽ giảm 426 tỷ USD nếu các công ty tháo chạy khỏi nước này.

“Việc tăng trưởng GDP sụt giảm với quy mô lớn như vậy sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp cho Trung Quốc. Dù trên thực tế, ông Trump và chính quyền của mình có thể nương tay với mức thuế nhỏ hơn”, Lai nhận định.

Tuy nhiên, kể cả khi mức thuế giảm xuống 15%, GDP của Trung Quốc vẫn sẽ mất tới 1,8%. Đấy là chưa tính đến tác động của việc các công ty nước ngoài tháo chạy khỏi quốc gia này. Theo Lai, mức thuế trên sẽ được áp dụng cho phạm vi hàng hóa lớn, từ máy móc, thiết bị gia dụng cho đến đồ chơi.

Mức thuế trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Quốc, cũng như các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở đây. Những công ty này có thể phải lên kế hoạch chuyển sang nước ngoài. Trung Quốc sẽ bị mất “miếng cơm” vào các nước đang phát triển không bị ông Trump nhắm tới.

Những thiệt hại Trung Quốc phải đối mặt sẽ không dừng lại ở đó. Lai cho rằng, cán cân thanh toán của Trung Quốc sẽ gặp nguy vì các dòng vốn tháo chạy khỏi nước này. Mức thuế trên sẽ tăng thêm áp lực và khiến FDI tháo chạy, làm thâm hụt tài khoản vốn của Trung Quốc thêm trầm trọng. Kết hợp lại, những yếu tố này sẽ đẩy giá đồng nhân dân tệ lao dốc không phanh.

Theo những tuyên bố trên website tranh cử, ông Trump sẽ xếp Trung Quốc vào nhóm các nước thao túng tiền tệ. Ông cũng cam kết lấy lại hàng triệu việc làm cho người Mỹ và phục hồi ngành sản xuất của nước này, bằng cách chấm dứt hoạt động trợ giá xuất khẩu bất hợp pháp và các quy định môi trường và lao động lỏng lẻo của Trung Quốc.

Ứng viên đảng Cộng hòa này cho rằng, đồng nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn 40% để tăng lợi thế cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc trong khi gây bất lợi cho các nhà sản xuất của Mỹ.

Lai cho biết, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và hoạt động can thiệp thường xuyên của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã kìm giá đồng nhân dân tệ trong 20 năm qua. Trong khi đó, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Mỹ đã cung cấp cho Trung Quốc nguồn USD dồi dào với chi phí thấp.

Tựu chung lại, chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ tăng thêm áp lực rất lớn cho Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế nước này đang giảm tốc. “Rõ ràng, rủi ro Trung Quốc phải đối mặt là rất lớn”, Lai nói.

Long Nam

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »

Ông Trump bỏ xa bà Clinton trong cuộc thăm dò mới nhất ở bang quan trọng Ohio

Cuộc thăm dò được thực hiện từ thứ 6 tuần trước đến thứ 2 tuần này, trong bối cảnh bà Clinton bị dư luận chỉ trích vì nói rằng một nửa những người ủng hộ ông Trump là “những kẻ đáng khinh”, đồng thời những lo ngại về sức khỏe của bà tăng cao.

Theo kết quả thăm dò mới nhất do Bloomberg Politics thực hiện, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã dẫn trước đối thủ là bà Hillary Clinton tới 5 điểm phần trăm ở bang Ohio. Kết quả này nhấn mạnh những thách thức mà đảng Dân chủ phải đối mặt ở những bang quan trọng thuộc Vành đai sắt – một trong những bang khó nhằn nhất trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Theo đó ông Trump nhận được tỷ lệ ủng hộ 48% trong khi bà Clinton chỉ được 43% cử tri ủng hộ nếu chỉ có 2 lựa chọn. Tỷ lệ sẽ lần lượt là 44% và 39% nếu có thêm 1 ứng viên của đảng thứ ba.

Cuộc thăm dò được thực hiện từ thứ 6 tuần trước đến thứ 2 tuần này, trong bối cảnh bà Clinton bị dư luận chỉ trích vì nói rằng một nửa những người ủng hộ ông Trump là “những kẻ đáng khinh”, đồng thời những lo ngại về sức khỏe của bà dấy lên sau khi bà bị viêm phổi.

Ông Trump đang làm tốt hơn so với các cuộc khảo sát gần đây nhất tại bang Ohio. Còn bà Clinton đã đánh mất lợi thế có được trong suốt tháng 8.

Ohio được coi là một bang quan trọng vì suốt từ năm 1964 tới nay, hầu hết những ứng viên giành chiến thắng ở bang này đều sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Tú Anh

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »

Bầu cử Mỹ: Donald Trump dẫn đầu ở nhiều bang quan trọng

Kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên khi mà bà Clinton vừa trải qua một tuần hết sức tồi tệ.

Theo kết quả của một loạt cuộc thăm dò vừa được các hãng tin lớn của Mỹ công bố, Donald Trump đang dẫn trước Hillary Clinton ở nhiều bang dao động (swing state) chủ chốt và cũng dẫn trước trên toàn quốc.

Khảo sát của Bloomberg Politics cho thấy ứng viên đảng Cộng hòa dẫn trước 5 điểm phần trăm ở bang Ohio. Cuộc thăm dò của CNN cũng cho thấy kết quả tương tự ở bang Ohio, ngoài ra Trump còn nhận được tỷ lệ ủng hộ 47% ở bang quan trọng khác là Florida, so với mức 44% của bà Clinton.

Trên phạm vi toàn quốc, trong khảo sát của ĐH Quinnipiac, Trump được 43% ủng hộ trong khi bà Clinton nhận được 48%. Dù có tỷ lệ cao hơn nhưng đây là điều tồi tệ đối với ứng viên của đảng Dân chủ vì trong khảo sát tháng trước bà dẫn trước ông Trump tới 10 điểm.

Kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên khi mà bà Clinton vừa trải qua một tuần hết sức tồi tệ. Chủ nhật tuần trước, bà phải rời khỏi buổi lễ tưởng niệm ngày 11/9 vì bị viêm phổi và đã gần như ngất đi trước mặt rất nhiều người. Và ngay ngày trước đó bà đã gây bão khi gọi một nửa những người ủng hộ Trump là “những kẻ đáng khinh”.

Theo Tim Malloy, người phụ trách khảo sát của ĐH Quinnipiac, bệnh viêm phổi sẽ qua đi nhưng sự việc vừa qua giống như một cơn ho mãn tính dai dẳng đeo bám bà Clinton.

Cả bà Clinton và ông Trump đều là những ứng viên Tổng thống ít được ưa thích nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Tú Anh

Theo Trí thức trẻ/Business Insider

Đọc tiếp »

Cách kẻ tội đồ của thế giới vượt qua khủng hoảng: "Dù sao vẫn có mẹ yêu thương tôi"

Kể từ khi khủng hoảng tài chính, Fuld hầu như không xuất hiện trước công chúng. Ông giữ im lặng mặc cho thế giới gọi ông với những cái tên "đáng sợ". Cho đến tháng 5/2015, ông quyết định "đã đến lúc để tôi ngẩng cao cái đầu xấu xí của mình".

Mùa thu năm 2008, Dick Fuld trở thành người đàn ông bị ghét nhất nước Mỹ.

Là CEO cuối cùng của Lehman Brothers, ông đã làm nên vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ. Fuld nhanh chóng trở thành ví dụ điển hình cho hậu quả của việc chấp nhận rủi ro một cách thiếu thận trọng.

Kể từ khi khủng hoảng tài chính, Fuld hầu như không xuất hiện trước công chúng. Ông giữ im lặng mặc cho thế giới gọi ông với những cái tên "đáng sợ". Cho đến tháng 5/2015, ông quyết định "đã đến lúc để tôi ngẩng cao cái đầu xấu xí của mình".

"Suốt 7 năm qua, không ngày nào mà tôi không nghĩ về Lehman Brothers", Fuld chia sẻ tại cuộc họp báo ở Manhattan. Ông nói về những điều mọi người không ưa về mình, nhưng không hề nhắc đến những lời chỉ trích thậm tệ.

"Đối với tôi, chuyện trước đây thì hãy để nó qua đi, cuộc sống của tôi là hiện tại". Fuld chia sẻ. "Dù sao vẫn có mẹ yêu thương tôi. Bà ấy đã 96 tuổi".

Tại Phố Wall, Fuld giống như một thứ tài sản độc hại. Sau khi Lehman Brothers sụp đổ, không có một công ty lớn nào dám thuê ông vào làm việc. Fuld cũng là chủ đề của vô số vụ kiện tụng trong đó có vụ ông và một vài giám đốc khác của Lehman bị một cổ đông kiện phải trả 90 triệu USD năm 2011. Tại toà án xét xử, ông nhận được tràng pháo tay khiêm tốn chủ yếu đến từ các chuyên gia tài chính.

Nỗ lực quay trở lại

Cuộc họp báo năm 2015 là nỗ lực quay trở lại sau 5 năm im lặng kể từ khi Fuld bị điều tra bởi Uỷ ban Điều tra Khủng hoảng Kinh tế. Nhân cơ hội này, ông nói về Matrix Advisors - công ty tư vấn được ông thành lập 1 năm sau khi Lehman Brothes sụp đổ.

Sau khi làm ra và cũng mất đi một khoản tài sản không hề nhỏ trị giá 1 tỷ USD tại phố Wall, Fuld nói ông không nghĩ mình "có lựa chọn nào khác" ngoài việc trở lại với thị trường tài chính.

Trong suốt khủng hoảng tài chính, Lehman và một vài ngân hàng lớn khác ở Mỹ đã mắc kẹt trong tài sản thanh khoản kém. Điều đó có nghĩa rằng, chúng không thể mua hoặc bán ngay tức thời để "chữa cháy" trong khi khủng hoảng xảy ra. Nếu có thể trở lại quá khứ, ông sẽ làm điều gì đó khác đi để cứu Lehman.

Tuy nhiên, ông nhất quyết không nhận lỗi đã đẩy ngã Lehman. Ông khẳng định: Lehman là nạn nhân của những nhóm quyền lực bất chính. Đó không đơn thuần chỉ là một vụ phá sản ngân hàng.

"Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể chưa? Có chứ". Fuld nói.

Giống như nhiều chuyên gia tài chính khác, vị CEO cuối cùng của Lehman tin rằng khủng hoảng năm 2008 được kích hoạt bởi những xung đột quyền lực. Ông tin rằng chính sự nôn nóng muốn người dân được sở hữu nhà đất đã châm ngòi cho bong bóng bất động sản tại Mỹ năm 2008.

Anh Sa

Theo Trí thức trẻ/CNN Money

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Ông Trump vượt lên dẫn trước bà Clinton trong cuộc thăm dò mới nhất

Đáng chú ý là Trump đã nhận được phản hồi tích cực từ các cử tri độc lập – bộ phận rất quan trọng trong bất kỳ cuộc bầu cử nào.

Sau nhiều tuần thảm hại, cuối cùng thì tỷ phú Donald Trump đã bứt phá để vượt lên trên bà Hillary Clinton trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất, dù chênh lệch giữa hai người là không lớn.

Theo kết quả thăm dò được CNN/ORC công bố hôm qua (6/9), vị ứng viên của đảng Cộng hòa đã giành được tỷ lệ ủng hộ 45%, trong khi đối thủ đến từ đảng Dân chủ nhận được tỷ lệ 43%. Bà Hillary và ông Trump áp đảo cuộc đua 4 người bao gồm cả Gary Johnson (ứng viên của đảng Tự do) và Jill Stein (ứng viên của đảng Xanh).

Kết quả thăm dò có sai số 3,5%, do đó mức chênh lệch chỉ 2% cho thấy cuộc đua vẫn rất gay cấn.

Tuy nhiên, đáng chú ý là Trump đã nhận được phản hồi tích cực từ các cử tri độc lập – bộ phận rất quan trọng trong bất kỳ cuộc bầu cử nào. Trong thăm dò của CNN, có tới 49% cử tri độc lập nói họ sẽ bỏ phiếu cho Trump trong khi bà Clinton chỉ giành được 29%.

Trong khi đó Trump lại mất điểm trước các cử tri thiểu số. 71% người da màu nói rằng họ ủng hộ bà Clinton.

Cũng trong ngày hôm qua, khảo sát được NBC News/Survey Monkey công bố cho thấy bà Clinton dẫn trước 6 điểm phần trăm, giành được tỷ lệ ủng hộ 48%. Tuy nhiên, cuối tuần trước, kết quả thăm dò của Reuters/Ipos cũng cho thấy Trump đang đuổi theo sát nút.

Mấy tuần gần đây kết quả thăm dò đều cho thấy sự chênh lệch không lớn giữa hai ứng viên. Donald Trump đã thu hẹp đáng kể khoảng cách so với Hillary Clinton.

Tú Anh

Theo Trí thức trẻ/Business Insider

Đọc tiếp »

Vì sao mọi lỗi lầm của Donald Trump đều sẽ được tha thứ?

Donald Trump chưa xây được bức tường biên giới Mexico nhưng chắc chắn, ông đã xây được bức tường lòng tin trong lòng những người ủng hộ trung thành.

Joe Arpaio năm nay 84 tuổi, là cảnh sát trưởng của hạt Maricopa, bang Arizona - khu vực phức tạp nhất nước Mỹ. Phân nửa số ma tuý bắt được trên biên giới Mexico - Mỹ lại nằm ở Arizona, đồng thời bang này có thành phần dân nhập cư đa dạng, kinh tế suy giảm. Chính vì vậy để bình ổn được một khu vực như vậy là điều không hề dễ dàng. Bằng những biện pháp cứng rắn của mình, Joe Arpaio được mệnh danh là một cảnh sát khó tính và nghiêm khắc nhất nước Mỹ bởi ông luôn muốn mọi người sống và làm việc theo đúng những quy định của pháp luật.

Đặc biệt, ông là một trong số những người có tiếng nói đầu tiên công khai ủng hộ Donald Trump. Theo ông, Arizona sẽ an toàn hơn nếu người nước ngoài không có quyền công dân Mỹ. Joe Arpaio tán tụng nhà chính trị - doanh nhân New York khi ông ta hứa hẹn sẽ xây một bức tường tại biên giới Mexico và trục xuất khoảng 11 triệu dân di cư không có giấy tờ hợp pháp về nước.

Tuy nhiên, chính sự quyết liệt của cảnh sát trưởng Joe lại có thể đưa ông vào tù. Một thẩm phán liên bang mới đây khuyến cáo rằng ông có thể bị truy tố vì không tuân theo yêu cầu chấm dứt các cuộc tuần tra phân biệt chủng tộc của tòa án. Vì vậy, khá bất ngờ trong tuần này khi tìm thấy ông trong dáng vẻ khá thoải mái. Vài ngày trước Trump có ngụ ý sẽ làm mềm chính sách nhập cư của mình và có thể sẽ giữ một vài triệu người nhập cư ở lại. Trả lời phóng viên về vấn đề này, cảnh sát trưởng Joe cho biết: "Tôi sẽ sống với nó, Trump là "cậu bé" của tôi. Mọi người đều có quyền thay đổi một chút".

Có thể thấy, Joe Arpaio sẽ theo Donald Trump đến cùng bởi Trump không giống như những "chính trị gia kiêm nghề diễn xuất". Ông trùm bất động sản không tìm kiếm chiếc ghế Tổng thống để "làm lợi cho mình".

Động lực đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới của Trump. Diana Brest - một tình nguyện viên tại trụ sở Đảng Cộng hoà ở Phoenix đã gọi điện thoại cho Trump để nói rằng ông có thể thay đổi bất cứ chính sách nào, cô luôn ủng hộ ông. "Tôi sẽ tha thứ cho ông, không sao cả". Cô nói. Đối với những chính trị gia Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử sơ bộ cho rằng chính sách trục xuất 11 triệu dân di cư là phi thực tế, cô không khoan nhượng như vậy. "Các chính trị gia là những người giả tạo chỉ luôn nói điều tốt". Cô khẳng định. "Họ tự phản bội bản thân bằng cặp mắt gian xảo của họ".

Trong thập kỷ vừa qua, số người chuyển từ Mỹ đến Mexico đã nhiều hơn số người đi theo chiều ngược lại. Những người ủng hộ Trump chỉ nhìn thấy một âm mưu vô hiệu hoá pháp luật, xuất phát từ sự dối trá và tham nhũng. Khi một chính trị gia xê dịch giới hạn nhập cư, đó là một sự phản bội. Khi Trump thay đổi chính sách nhập cư, đó là bằng chứng sâu hơn cho thấy ông ta không phải là một chính trị gia tầm thường như bao người khác và điều đó thật tốt!

Trump đã an ủi những người ủng hộ trung thành tại thành phố Phoenix, hạt Maricopa, thay vì khiến họ lo lắng sau khi ông có một màn trình diễn khá vụng về tại Mexico. Hơn nữa, Hillary Clinton cũng được mời đến Mexico nhưng bà không đi. Trump đã nói với người dân Arizona rằng bà Clinton đang sống dở chết dở: "Bà ấy không có sức mạnh hay sức chịu đựng để làm cho nước Mỹ trở nên tuyệt vời thêm một lần nữa".

Anh Sa

Theo Trí thức trẻ/The Economist

Đọc tiếp »

Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh

Chính phủ Trung Quốc đã chuyển đổi định hướng sang sản xuất nhiều mặt hàng có công nghệ cao hơn, như hàng điện tử...

Thời gian gần đây, nhiều thông tin mới công bố cho thấy do mức lương lao động tại Trung Quốc tăng cao, lực lượng lao động sụt giảm, ngành sản xuất hàng hóa của Trung Quốc đối diện với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các nước như Việt Nam hay Mexico. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố bất lợi trên không ngăn được việc Trung Quốc đã tăng được thị phần xuất khẩu trên quy mô toàn cầu.

Theo số liệu và tính toán của IMF được Bloomberg trích đăng mới đây, tính đến cuối năm 2015, xuất khẩu của Trung Quốc hiện chiếm 14,6% thị phần xuất khẩu của toàn thế giới. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với con số 12,9% năm 2014 và cao nhất tính từ năm 1980.

Dù Trung Quốc tăng được thị phần xuất khẩu nhưng tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất Trung Quốc tính trong tổng quy mô nền kinh tế đang giảm. Dịch vụ và tiêu dùng đang đóng góp nhiều hơn cho kinh tế Trung Quốc.

Yếu tố quan trọng giúp xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng, theo phân tích của đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC - ông Frederic Neumann, chính là việc chính phủ nước này đã chuyển đổi định hướng sang sản xuất nhiều mặt hàng có công nghệ cao hơn, ví như hàng điện tử. Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu không còn cần thiết phải tìm kiếm nguồn hàng từ nhiều nước khác nhau tại châu Á mà chỉ cần đặt hàng từ Trung Quốc cũng đủ.

Sự thay đổi này của Trung Quốc đã và đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu của rất nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp mạnh tay cho nhiều ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, sản xuất robot, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Mục tiêu này đã được nhắc đến chi tiết trong kế hoạch hành động của chính phủ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2025.

Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng mạnh khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong 10 ngành quan trọng, trong đó bao gồm sản xuất máy móc, robot, công nghệ đường sắt và thiết bị y tế.

Tình hình xuất khẩu của Trung Quốc đến cuối năm 2015 được đánh giá là khá khả quan, nhưng xu thế này đã không thể được duy trì trong năm 2016.

Suốt nhiều tháng của năm 2016, xuất khẩu của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ. Ngày 10/9, Trung Quốc sẽ công bố số liệu xuất khẩu tháng 8/2016, giới chuyên gia đã dự báo về mức giảm 4% so với cùng kỳ 2015. Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 ước đã giảm 5,4%.

Ngoài ra, theo phân tích của trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại quỹ Medley Global Advisors, ông Andrew Polk, dù Trung Quốc đã chuyển dịch thành công sang sản xuất với công nghệ cao hơn nhưng sẽ còn lâu Trung Quốc mới sản xuất được các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Ông nhấn mạnh xuất khẩu Trung Quốc có thể cao về con số, nhưng không thực sự ấn tượng về giá trị.

Theo Đan Nguyên

VnEconomy

Đọc tiếp »

Mỹ nhắn Tổng thống Philippines: Cần phải tôn trọng lẫn nhau

Một quan chức Bộ ngoại giao Mỹ cho biết ông Duterte đi lên từ một thị trường và có lẽ " mới đang cảm nhận vị trí mới của mình".

Đáp lại phát ngôn thoá mạ Tổng thống Mỹ của vị tân lãnh đạo Philippines, Bộ Ngoại giao Mỹ và ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ - bà Hillary Clinton nhấn mạnh sự cần thiết phải thắt chặt quan hệ với Philippines dựa trên mối quan tâm chung.

Bấy lâu nay, Philippines vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ. Sự phản ứng mạnh mẽ của ông Duterte phần nào thể hiện những rạn nứt, dấy lên những lo ngại về tương lai mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Tuy nhiên, quan chức Mỹ lại không cho rằng sự việc này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về vấn đề chủ quyền vẫn đang gia tăng.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Tổng thống Obama đã hủy cuộc gặp đầu tiên đã được thông báo trước đó với Tổng thống Duterte bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Lào bởi phát ngôn của lãnh đạo Philippines khiến cho phía Mỹ nghi ngờ về hiệu quả của cuộc đối thoại giữa hai bên nếu diễn ra.

Trả lời phóng viên tại Washington – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Câu chữ của Tổng thống Philippines có vấn đề. Chúng tôi mong muốn nhìn thấy một không khí đàm phán thân thiện và cởi mở để tiến đến mối quan hệ hợp tác chặt chẽ”.

Bà Clinton với cương vị thư ký Bộ ngoại giao – người xây dựng chính sách xoay trục châu Á cho ông Obama trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc – cho biết ông Obama có quyền hủy cuộc gặp gỡ.

“Khi Tổng thống Philippines thoá mạ Tổng thống của chúng tôi, quyết định hủy là thích hợp. Giữa Mỹ và Philippines có rất nhiều mối liên kết ràng buộc. Và tôi nghĩ rằng một mối quan hệ hữu hảo giữa hai bên là rất quan trọng nhưng cần phải tôn trọng lẫn nhau”.

Duterte thóa mạ ông Obama và nói rằng ông sẽ không nghe ông Obama thuyết giảng về khoảng 2.400 người bị bắn chết không qua xét xử trong cuộc chiến chống ma túy tại Philippines. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Duterte cũng bày tỏ sự hối hận của mình. Phía Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ có cuộc đối thoại không chính thức với ông Duterte.

Trong khi Mỹ đang cố gắng thúc đẩy mặt trận liên minh tại Đông Nam Á để đối trọng với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông, tuyên bố của ông Duterte là một mối đe dọa lớn bởi Philippines vẫn luôn là trung tâm trong nỗ lực chống lại Trung Quốc. Vừa qua, PCA đã tuyên bố Philippines thắng Trung Quốc trong vụ kiện biển Đông.

Tháng 3, Mỹ và Philippines đã đạt đồng thuận chung về 5 địa điểm tập kết thiết bị quân sự của Mỹ tại Philippines. Theo đó, Washington sẽ có thể tăng sự hiện diện quân sự tại cựu thuộc địa trải dài từ đường hàng không đến đường thủy và đường ngầm dưới đáy biển.

Được hỏi về phát ngôn của ông Duterte, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước rất mạnh và có từ lâu đời. Ông cũng cho biết tân Bộ trưởng quốc phòng mới của Philippines là một người rất am hiểu am hiểu về mối quan hệ Mỹ-Philippines.

Một quan chức Bộ ngoại giao Mỹ cho biết mối quan hệ từ chính phủ đến chính phủ giữa Washington và Manila vẫn duy trì rất chặt chẽ. Ông cho rằng Tổng thống Philippines đi lên từ một thị trưởng và "ông ấy có lẽ mới đang cảm nhận vị trí mới của mình”.

Anh Sa

Theo Trí thức trẻ/Reuters

Đọc tiếp »

Hanjin Shipping và những "con tàu ma" cạn kiệt thức ăn nước uống

“Đội tàu của chúng tôi có thể trở thành những con tàu ma”, Kim Ho Kyung – một lãnh đạo của Hanjin Shipping nói. “Trên những con tàu đang trôi nổi trên các vùng biển quốc tế, nước uống và thực phẩm đang dần cạn kiệt”.

Tuần trước, Hanjin Shipping – một trong những công ty vận tải biển lớn nhất thế giới – vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Seoul. Động thái này khiến hàng chục con tàu của Hanjin lâm vào cảnh lênh đênh không bến đỗ trên biển sau khi hàng loạt các cảng biển từ Mỹ, châu Á đến châu Âu đều từ chối tiếp nhận. Các nước đều lo ngại sẽ không thể thu được tiền phí từ Hanjin hoặc những container sẽ bị các chủ nợ bắt giữ, khiến hoạt động của cảng bị gián đoạn.

“Đội tàu của chúng tôi có thể trở thành những con tàu ma”, Kim Ho Kyung – một lãnh đạo của Hanjin Shipping nói. “Trên những con tàu đang trôi nổi trên các vùng biển quốc tế, nước uống và thực phẩm đang dần cạn kiệt”.

Đội tàu của Hanjin chuyên chở mọi thứ, từ xe hơi đến quần áo và tivi hay đồ chơi và sự việc xảy ra ngay khi các công ty đang hối hả xuất nhập khẩu hàng hóa để chất đầy các kệ chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm.

Hôm qua, công ty mẹ của Hanjin Shipping là tập đoàn Hanjin đã tuyên bố sẽ cung cấp 100 tỷ won (tương đương 90 triệu USD), trong đó có 40 tỷ won của Chủ tịch Cho Yang Ho để giúp giải quyết tình trạng chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Đảng Saeunri đang cầm quyền ở Hàn Quốc cũng kiến nghị Chính phủ bơm thêm cho Hanjin 100 tỷ won dưới dạng các khoản vay giá rẻ nếu như tập đoàn Hanjin đưa ra các tài sản đảm bảo.

Theo ước tính, Hanjin sẽ cần tới hơn 600 tỷ won để chi trả những chi phí như nhiên liệu hay thanh toán cho các cảng để dỡ hàng hóa ra khỏi những con tàu đang bị mắc kẹt.

Công ty cũng đang bắt đầu tiếp viện thực phẩm, nước uống và những đồ dùng thiết yếu hàng ngày cho đội ngũ nhân viên trên 6 con tàu đang neo tại các cảng ở Rotterdam và Singapore. Hiện tàu của hãng đang mắc kẹt ở 50 cảng tại 26 quốc gia.

Một thuyền trưởng đang điều khiển chiếc tàu ở vùng biển gần Nhật Bản cho biết tàu của ông đã được phép cập cảng Nhật Bản để tháo dỡ hàng hóa nhưng bị buộc phải ra đi sớm. Yêu cầu về thực phẩm và nước uống đã bị từ chối. “Cần có biện pháp để bảo vệ sự an toàn của các thủy thủ, chúng tôi không biết sẽ phải chờ đợi trên biển bao lâu”.

Trong khi các luật sư của Hanjin đang cố gắng đàm phán với các nước, một số con tàu đang hướng đến Singapore, Hamburg hay Busan với hi vọng có thể cập cảng.

Mỗi con tàu của Hanjin có đủ thức ăn nước uống cho 24 người trong vài tuần. Trong khi đó một chuyến đi vượt Thái Bình Dương, từ Busan đến Los Angeles mất khoảng 10 ngày và tới Rotterdam mất tới 1 tháng.

Chi phí vận hành những con tàu cũng rất đắt đỏ. Theo hãng tư vấn Drewry Maritime Services, thông thường một con tàu chở 8.000 container sẽ tiêu tốn 8.376 USD mỗi ngày.

Samsung cho biết hãng có số hàng hóa trị giá khoảng 38 triệu USD đang bị mắc kẹt trên 2 con tàu của Hanjin ngoài khơi Long Beach, California.

Tuần trước các ngân hàng từ chối kế hoạch tái cấu trúc của Hanjin với lý do kế hoạch này không đủ để bù đắp tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Hanjin vẫn cần đến 1.300 tỷ won tiền mặt để trả nợ, theo chủ nợ lớn nhất của hãng là ngân hàng KDB.

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »

Tiệc trà đêm Obama - Tập Cận Bình và cách làm PR mới của Trung Quốc

Điều quan trọng nhất đối với ông Tập trong cuộc thưởng trà này với ông Obama không phải là trà...

Với hàng loạt bất đồng đang tồn tại trong quan hệ Bắc Kinh - Washington, Trung Quốc đã dùng một cuộc thưởng trà để cố gắng xóa đi bầu không khí gượng gạo trong cuộc gặp giữa Chủ tịch nước này Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Theo tờ Washington Post, vào tối hôm Chủ Nhật vừa rồi, sau một loạt cuộc gặp song phương giữa quan chức Mỹ-Trung trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, ông Tập đã mời ông Obama đi dạo.

Khi hai nhà lãnh đạo đang rảo bước giữa đêm trong một công viên ven hồ, ông Tập mời ông Obama dừng chân tại một quán nhỏ để dùng trà.

Cảnh Chủ tịch Trung Quốc uống trà cùng Tổng thống Mỹ, trước ống kính của các nhà báo đi cùng, đã phản ánh một chiến lược quan hệ công chúng (PR) mới mà Bắc Kinh theo đuổi kể từ khi lên nắm quyền.

Trước đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường bị xem là khuôn mẫu, thận trọng, và quan liêu. Trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo nước ngoài, họ thường chỉ nói hoặc đọc những gì đã được chuẩn bị sẵn từ trước trên giấy.

Nhưng nay, khi Trung Quốc có ảnh hưởng ngày càng gia tăng trên toàn cầu, giới chức nước này đang nỗ lực tạo ra ấn tượng chân thực, gần gũi hơn về các nhà lãnh đạo của mình.

Tuy nhiên, kể từ khi lên cầm quyền, ông Tập đã cho phát đi những hình ảnh thể hiện mình là một con người tự nhiên, dễ mến, một nhà lãnh đạo tự tin không ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Giới chức Trung Quốc từng sắp xếp để có những bức ảnh ông Tập đi ăn bánh bao trong một nhà hàng ở Bắc Kinh và xắn quần, tự cầm ô che mưa như một người dân thường.

Sau nhiều thập kỷ là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc giờ đây háo hức thể hiện sức mạnh và đòi hỏi được tôn trọng hơn bao giờ hết. Bởi vậy, hình ảnh nhà lãnh đạo Trung Quốc ngồi dùng trà bên cạnh nhà lãnh đạo Mỹ tối Chủ Nhật vừa rồi, một cách bình đẳng, thoải mái và tự tin, rõ ràng là một hình ảnh mà Bắc Kinh mong muốn.

Một đoạn băng video do người quay phim của Nhà Trắng ghi lại cho thấy ông Tập nói với ông Obama những chuyện “không đâu vào đâu” trong lúc thưởng trà. Nhà lãnh đạo Trung Quốc hỏi ông chủ Nhà Trắng có tập thể dục không. Rồi ông Tập nói về thời tiết: “Tôi nghĩ ngày mai trời sẽ không đẹp thế này”.

Và dĩ nhiên, Chủ tịch Trung Quốc cũng nói về trà.

“Trà này gọi là trà Long Tỉnh”, ông Tập nói, và kể cho Tổng thống Mỹ về lịch sử của loại trà này: xuất xứ từ một ngôi làng có tên Long Tỉnh, và rằng Long Tỉnh có nghĩa là “giếng rồng”.

“Thật là thú vị”, ông Obama đáp lại một cách lịch sự.

Tuy nhiên, theo Washington Post, từ đoạn video có thể thấy rõ, điều quan trọng nhất đối với ông Tập trong cuộc thưởng trà này với ông Obama không phải là trà Long Tỉnh hay những gì mà hai nhà lãnh đạo đã nói.

Điều quan trọng nhất, chính là tiếng lách tách của máy ảnh vây quanh hai nhà lãnh đạo, nắm bắt khoảnh khắc được sắp đặt kỹ lưỡng giữa Mỹ và Trung Quốc, cường quốc của thế kỷ trước và cường quốc được cho là đang nổi lên của thế kỷ tới, ngồi bên nhau.

Theo Bình Minh

VnEconomy

Đọc tiếp »

Thủ tướng May trước thách thức lèo lái “tàu Anh” vượt ải Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 5/9 vừa qua bắt đầu khởi động tiến trình định hình mối quan hệ của xứ sở sương mù với thị trường thế giới sau khi cử tri nước này lựa chọn rời khỏi “mái nhà chung” của Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc ​trưng cầu ý dân vào tháng Sáu vừa qua.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý với chiến thắng nghiêng về phe Brexit đã buộc nước Anh phải đàm phán lại với thị trường thế giới về các mối quan hệ thương mại, điều mà trước đó đều do Brussels thực hiện. Đây được coi là một thách thức lớn đối với nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

Tất nhiên, dư luận thế giới luôn tỏ ra lo lắng về vấn đề này vì không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận một nước Anh “độc lập.”

Ngày 5/9, giới chức Nhật Bản đã công bố báo cáo dài 15 trang cảnh báo rằng sự kiện Brexit (chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi EU) có thể khiến các tổ chức tài chính nước này rời khỏi London hay thậm chí là EU.

Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản, sử dụng khoảng 140.000 nhân viên địa phương, đang kinh doanh tại Anh. Rất nhiều trong số họ coi nước Anh như cây cầu nối tới thị trường chung với hàng trăm triệu người tiêu dùng của EU. Chính vì vậy mà sau khi kết quả Brexit được công bố, một vài doanh nghiệp lớn như Toyota, Hitachi hay ngân hàng Nomura đã phải xem xét lại kế hoạch đầu tư của họ.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ cũng thẳng thắn thừa nhận rằng Washington sẽ ưu tiên các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) hơn là các cuộc đàm phán với nước Anh.

Tuy nhiên, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Trung Quốc, Thủ tướng May đã có cuộc gặp với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, người khẳng định rằng Canberra đã sẵn sàng đàm phán về các thỏa thuận thương mại tự do với Anh thời kỳ “hậu Brexit.”

Ngoài ra, nữ Thủ tướng cũng tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Mexico, Hàn Quốc và Singapore đều bày tỏ rằng họ hoan nghênh các cuộc đàm phán về dỡ bỏ rào cản thương mại với London. Đây được coi là một tin vui đối với London, song nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì điều này có thể sẽ làm “phật ý” các nhà lãnh đạo châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) trước đó đã bày tỏ quan điểm không ủng hộ nước Anh tiến hành đàm phán với các nền kinh tế khác trong khi vẫn còn là một thành viên của EU.

Cũng liên quan đến vấn đề tư cách thành viên trong EU, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit của nước Anh David Davis trong bài phát biểu trước Quốc hội nước này đã nhấn mạnh rằng EU sẽ không muốn trừng phạt xứ sở sương mù về quyết định hôm 23/6 vừa qua vì điều này không mang lại lợi ích gì cho chính nền kinh tế nội khối.

Quan chức này cũng cảnh báo rằng mặc dù những quan ngại về tác động của Brexit đối với nền kinh tế đất nước dường như "chưa thật sự đúng," song London không nên quá lạc quan cho đến khi tiến gần hơn đến thỏa thuận với EU./.

Theo Phương Nga

Vietnam+

Đọc tiếp »

Các ngân hàng Trung Quốc "bán mình" để giải quyết nợ xấu

Theo tin mới nhất từ Bloomberg, cả ngân hàng cho vay và các công ty được thành lập để mua lại các tài sản xấu đang bắt đầu nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của mình.

Trong nhiều ngày qua, Qũy tiền tệ quốc tế IMF liên tục cảnh báo và bày tỏ sự quan ngại về số nợ xấu đang phình to trong hệ thống tín dụng của Trung Quốc. Theo quan điểm của IMF, đây là vấn đề rất nghiêm trọng không chỉ đối với Trung Quốc mà còn với nền kinh tế toàn cầu. Hiện nợ xấu của Trung Quốc đã ở mức cao nhất trong vòng 11 năm qua.

Với tình trạng cấp bách, hàng loạt ngân hàng Trung Quốc và các công ty quản lý tài sản đang có kế hoạch nâng vốn để đối phó với núi nợ xấu đang gia tăng.

Theo tin mới nhất từ Bloomberg, cả ngân hàng cho vay và các công ty được thành lập để mua lại các tài sản xấu đang bắt đầu nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của mình. Vào tháng trước, ngân hàng China Citic công bố kế hoạch tăng thêm 40 tỷ nhân dân tệ (6 tỷ USD) vốn.

Các ngân hàng khác, bao gồm Agricultural Bank of China (ngân hàng nông nghiệp), Industrial (ngân hàng công nghiệp) và China Zheshang cũng đang gấp rút kế hoạch gia tăng vốn. Tương tự, các công ty quản lý tài sản, mua lại nợ xấu như China Cinda, China Huarong cũng đang sẵn sàng để gọi vốn từ các nhà đầu tư.

“Các ngân hàng tại Trung Quốc đang tập trung huy động vốn với mức giá ưu đãi để giải quyết khiếm khuyết về mức nợ đang tăng cao”, Nicholas Yap, một nhà phân tích tín dụng tại Mitsubishi UFJ Securities trụ sở tại Hồng Kông cho biết. “Ngoài ra, những ngân hàng cho vay trung và ngắn hạn cũng cần phải tăng vốn một khi tài sản trong bảng cân đối đã gia tăng nhanh chóng, chủ yếu đến từ các khoản phải thu”.

Tình trạng “căng thẳng” tài chính nổi lên trong nửa đầu năm nay khi các ngân hàng Trung Quốc liên tục thả nổi việc cho vay, mặc dù nợ xấu đã đạt mức cao nhất trong vòng 11 năm. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu ưu đãi được phát hành để huy động vốn lại giảm 38% sau hai năm liên tiếp huy động vốn kỷ lục.

“Chúng ta nhận thấy nhu cầu phát hành thêm chứng khoán và mong đợi họ sẽ huy động thêm nhiều nguồn vốn cấp 1 trong năm này hoặc năm tới”, Charles Chang, chuyên gia hàng đầu về tín dụng tại châu Á cho biết. “Nợ vay tiếp tục tăng khá mạnh cùng với tỷ lệ nợ xấu”.

Vốn cấp 1 là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng từ quan điểm của cơ quan quản lý, bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanh khoản tốt nhất như cổ phiếu thường.

Ngân hàng China Zheshang cho biết sẽ bán số cổ phần ưu đãi trị giá 15 tỷ nhân dân tệ cho nhà đầu tư nước ngoài, tương đương việc bổ sung vốn cấp 1. Trong tháng 7, ngân hàng công nghiệp Trung Quốc cho biết họ có kế hoạch tăng thêm vốn khoảng 26 tỷ nhân dân tệ qua việc tư nhân hóa, hình thức chuyển đổi về tính chất sở hữu từ nhà nước sang tay tư nhân. Mới nhất, vào tháng 8, ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc dự định sẽ bán lượng chứng khoán trị giá 80 tỷ nhân dân tệ trong vòng 3 năm để bổ sung vốn cấp 2. So với vốn cấp 1, vốn cấp 2 được coi là có độ tin cậy, an toàn thấp hơn.

“Phần lớn việc việc huy động vốn cũng là để hỗ trợ sự tăng trưởng trong bảng cân đối kế toán”, Liao Qiang, nhà phân tích tại S&P Global Ratings cho biết. “Đó cũng là lý do tại sao các công ty quản lý tài sản được tham gia vào việc huy động vốn ngay từ bây giờ. Họ cần thêm vốn để hỗ trợ việc mua bán nợ xấu”.

Công ty quản lý tài sản China Cinda đã gửi một yêu cầu đến các ngân hàng để đề xuất việc chào bán lượng cổ phần ưu đãi trị giá 30 tỷ nhân dân tệ, theo một nguồn tin thân cận cho biết. Một công ty khác, China Huarong cũng đang lên kế hoạch phát hành trái phiếu vô thời hạn trong tháng này.

Nếu kế hoạch gọi vốn thành công, Cinda sẽ trở thành công ty quản lý tài sản Trung Quốc đầu tiên bán cổ phần ưu đãi. Cho đến thời điểm này trong năm 2016, các doanh nghiệp tài chính Trung Quốc đã bán 24,1 tỷ USD cổ phiếu gọi vốn, giảm 38% so với cùng kỳ, theo số liệu được biên soạn bởi Bloomberg.

Trung Quốc đã đưa vào các yêu cầu chặt chẽ hơn về vốn sở hữu để đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel 3 trong tháng 1/2013 và Bank of China là ngân hàng đầu tiên tại Trung Quốc bán cổ phiếu ưu đãi trong năm 2014.

Đinh Lộc

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »

Australia 25 năm không suy thoái lần nào

Hàng trăm tỷ USD được rót vào các dự án khai mỏ đã giúp xuất khẩu tài nguyên của nước này tăng mạnh...

Nền kinh tế Australia đã tăng trưởng tốc độ nhanh nhất trong 4 năm, đánh dẫu chuỗi 25 năm không hề suy thoái. Hãng tin Reuters cho biết, xuất khẩu tăng trưởng mạnh đã giúp Australia bù đắp nhu cầu yếu của thị trường nội địa.

Thống kê mới nhất cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng 1 năm tính đến hết quý 2 năm nay của Australia tăng 3,3%, so với mức tăng 2,9 % đạt được trong vòng 1 năm tính đến hết quý 1.

Tăng trưởng GDP quý 2 của Australia được hỗ trợ bởi việc đẩy mạnh chi tiêu công của Chính phủ nước này trước cuộc bầu cử Quốc hội, kết hợp với mức tăng khiêm tốn trong chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động xây dựng. Những yếu tố này đã bù đắp sự suy giảm mạnh trong đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ - nhân tố cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế giàu tài nguyên Australia trong hơn 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, trong cả năm qua, thương mại mới là nhân tố hỗ trợ tích cực nhất đối với tăng trưởng kinh tế Australia. Hàng trăm tỷ USD được rót vào các dự án khai mỏ ở Australia trước đây đã giúp xuất khẩu tài nguyên của nước này tăng mạnh.

Thương mại đóng góp ít nhất 2,2 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP của Australia trong vòng 1 năm tính đến hết tháng 6.

Trong khi đó, nhu cầu của thị trường nội địa chỉ tăng 1,2% trong cả năm, trong đó tiêu dùng của các hộ gia đình tăng 1,6%.

Các con số thống kê cũng cho thấy nền kinh tế Australia chưa đủ “nóng” để thúc đẩy lạm phát. Chỉ số giá chính của nước này chỉ tăng 0,3% trong cả năm.

Theo giới phân tích, lạm phát của Australia đã ở mức quá thấp trong thời gian quá dài, nên Ngân hàng Trung ương nước này (RBA) có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tháng 11. Hồi tháng 8, RBA đã hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục 1,5%.

Tổng cục Thống kê Australia (ABS) cho biết GDP cả năm của nước này ước tính đạt 1,65 nghìn tỷ Đôla Australia, tương đương 1,26 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người của quốc gia 24 triệu dân này đạt khoảng 68.929 Đôla Australia.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm của Australia vượt trội so với mức tăng 1,2% của Mỹ, 1,6% của Liên minh châu Âu (EU), 2,2% của Anh, và 3,2% của Đức.

Theo Thăng Điệp

VnEconomy

Đọc tiếp »

Đêm nay iPhone 7 sẽ ra mắt và đây là những thách thức lớn nhất mà Apple đang phải đối mặt

Tim Cook vừa mới "lãnh” một hoá đơn thuế khổng lồ hơn chục tỉ USD tại Ireland trong bối cảnh doanh số bán iPhone sa sút và Apple cũng đang vấp hải sự cạnh tranh khốc liệt của smartphone dòng cao cấp nhất của Samsung mới "trình làng”.

Tôi không phải là người thay thế Steve

Khi Tim Cook xỏ chân vào "đôi giầy không vừa vặn" mà người đồng sáng lập Apple Steve Jobs để lại, thế giới đă đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy đến với Apple?

5 năm sau, khi CEO Apple sắp công bố sản phẩm iPhone và Apple Watch thế hệ mới, thì những người đặt câu hỏi này càng lớn tiếng hơn. Nguyên do là Cook vừa mới "lãnh” một hoá đơn thuế khổng lồ hơn chục tỉ USD tại Ireland trong bối cảnh doanh số bán iPhone sa sút và Apple cũng đang vấp hải sự cạnh tranh khốc liệt của smartphone dòng cao cấp nhất của Samsung mới "trình làng”.

Phong cách lãnh đạo của Cook trong vai trò CEO Apple hoàn toàn đối lập với cách điều hành của Jobs, song cách phân tích đơn giản này chỉ phản ánh một chiều của vấn đề.

Jobs là một thiên tài biết dẫn dắt các ý tưởng từ nhận thức đến tăng trưởng và chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng theo chiều thẳng đứng. Trong khi đó, Cook tìm cách đạt tăng trưởng theo con đường khác. Cook tìm tòi các thị trường mới, mở rộng các dòng sản phẩm, đảm bảo tăng trưởng bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới mua sản phẩm hiện hành. Dưới sự lãnh đạo của Cook, Apple tăng trưởng theo chiều ngang.

Cook đã chứng minh ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ khi từng đáp máy bay đến Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để bảo vệ tính bảo mật của các sản phẩm, khi thẳng thắn thừa nhận mình là người đồng tính và đẩy mạnh sự tham gia của Apple vào những chương trình có ý nghĩa về mặt xã hội.

Trên thực tế, dưới sự lãnh đạo của Cook, Apple là một công ty lớn mạnh hơn và phát triển theo mục tiêu mà CEO này đề ra là mong muốn tạo dựng một công ty tốt hơn vì một thế giới tươi đẹp hơn.

Nhiều người nói rằng Tim Cook không bao giờ có thể thay thế Steve Jobs. Bản thân Cook cũng không phản đối điều đó. Trả lời phỏng vấn tờ "Washington Post” gần đây, Cook nói: "Không ai có thể thay thế được Steve. Tôi chưa bao giờ nghĩ đó là vai trò của mình. Tôi nghĩ sẽ là phụ bạc nếu tôi toan tính làm điều đó”.

Nếu như Jobs triển khai iPhone, thì Cook mở rộng thị trường sang Trung Quốc. Jobs là con người của những ý tưởng còn Cook lại là người tập trung vào dây chuyền cung cấp.

Mặc dù quy kết này hạn hẹp và có đôi chút không công bằng, song sự thực là một số ý kiến phê bình chắc chắn sẽ vẫn nhằm vào Cook với "mũi tên có ngạnh" bởi theo họ "Apple không có gì đổi mới” bất kể những đặc tính nào của iPhone 7 và Apple Watch thế hệ mới sẽ được hé lộ tại buổi giới thiệu sản phẩm của Apple và ngày 7/9 tại San Francisco.

Có một vài nguyên nhân khiến một số người dự đoán iPhone, sản phẩm chiếm trên 1/2 doanh số bán hàng của Apple, sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong tương lai. Trong hai quý trước, Apple liên tục thông báo doanh số bán iPhone giảm so với năm trước. Quyết định trì hoãn nhập cuộc vào "sân chơi” phablet của Apple đã được đền đáp bởi iPhone 6 và 6 Plus được tung ra thị trường đã đạt thành công vang dội. Song hai năm sau, Apple đang chịu sức ép phải tái lặp thành công này.

Theo tin đồn, iPhone 7 về hình thức có thể trông tương tự như iPhone 6S và iPhone 6 cho dù không có jack tai nghe. Người sử dụng có thể tiếc nuối vì mất jack tai nghe và phàn nàn bởi sự rối rắm khi phải qua một bộ nối để có thể sử dụng tai nghe hiện thời.

Song điều đó không có nghĩa là iPhone 7 sẽ không hấp dẫn các tín đồ Apple, đặc biệt iPhone 7 Plus có kích cỡ lớn hơn có thể có camera ống kính kép. Vào năm ngoái, Apple đã mua công ty về công nghệ hình ảnh Israel LinX để chế tạo ra camera đa ống kính cho phép chụp ảnh đẹp hơn ngay cả khi thiếu ánh sáng và cho phép người sử dụng chọn tiêu điểm sau khi đã chụp ảnh và có zoom quang học.

Một sức ép lớn khác mà Apple sẽ phải đối mặt đó là sự cạnh tranh của điện thoại Samsung Note 7 chống nước được tung ra thị trường gần đây. Smartphone mới thuộc dòng cao cấp nhất của Samsung này có tính năng bảo mật quét mống mắt (iris scanner) được ngợi ca, trước khi có tin về những trường hợp nổ pin đang gây thiệt hại lớn cho "ông lớn” công nghệ của Hàn Quốc. Cho dù Samsung đang cố gắng khắc phục thiệt hại và thậm chí Apple cuối cùng công bố iPhone mới với một xếp hạng về tính năng chống thấm nước thích đáng, thì Apple vẫn khó có thể bán dòng sản phẩm đang cố gắng chạy để bắt kịp với sản phẩm của Samsung.

Thậm chí một số nhà phê bình về công nghệ dự đoán nhiều người sẽ trì hoãn nâng cấp iPhone của mình cho đến năm sau, khi Apple có thể công bố một phiên bản nâng cấp nhiều hơn để kỷ niệm 10 năm điện thoại iPhone ra đời.

Phải có sản phẩm mới

Cho dù điện thoại iPhone và đồng hồ Apple Watch mới có những đặc tính mới, thì thách thức lớn nhất đối với Apple không phải là tinh chỉnh các sản phẩm cũ mà là tạo ra những cái mới.

Trong 5 năm dưới sự lãnh đạo của Cook, Apple chỉ đưa ra một sản phẩm mới: đó là đồng hồ Apple Watch. Apple không công bố doanh số bán đồng hồ song có thể tập đoàn này đã bán được 15 triệu chiếc trong năm đầu tiên. Kinh doanh Apple Watch là một công việc tốt song không thực sự lớn.

Jan Dawson, một nhà phân tích hàng đầu về Apple thuộc công ty nghiên cứu Jackdaw, gọi Apple Watch là "một thành công khiêm tốn theo danh nghĩa Apple và là thành công mang tính đột phá trên thị trường đồng hồ mà Apple nhập cuộc”.

Trong tuần này, Apple dự kiến giới thiệu Watch thế hệ thứ hai với những đặc điểm chính có thể là mẫu đồng hồ thể thao, không thấm nước và có tích hợp GPS, hai đặc điểm còn thiếu đã làm giảm tính năng sử dụng của Apple Watch như là một đồng hồ thể thao thực thụ cho dù Apple đã nỗ lực xây dựng một cơ sở dữ liệu 30.000 h khám phá điều gì diễn ra đối với cơ thể khi tập thể dục và làm thế nào để đo một cách tốt nhất.

Nhìn lại 5 năm lãnh đạo đầu tiên của Cook hay trả lời câu hỏi "điều gì sẽ đến với Apple”, có thể nói đầu tư nghiên cứu là điểm mấu chốt cho hai vấn đề đặt ra.

Ý kiến cho rằng Cook không thể dẫn dắt Apple đi đến những gì mới to tát lãng quên đi một thực tế là dưới sự lãnh đạo của Cook, Apple đã đăng gấp đôi chi phí trích từ nguồn thu nhập cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.

Ông Dawson cho biết: "Tôi chắc chắn rằng Apple đang dành những khoản tiền lớn đầu tư vào phát triển sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta chưa bao giờ từng thấy. Điều này gần như chắc chắc bao gồm việc xâm nhập vào thị trường xe hơi song có thể còn bao gồm các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ tương tác thực ảo, những gì có thể đeo, mặc và ai biết có thể là gì đó khác nữa. Nếu không có biến cố xảy ra đối với Tim Cook trong vòng một vài năm tới, tôi hoàn toàn tin rằng CEO này sẽ công bố một vài sản phẩm mới có thể làm tăng mạnh quy mô hoạt động của Apple và tạo ra nền tảng cho tương lai lâu dài của Apple”.

Nếu nhìn xa hơn sự kiện ra mắt sản phẩm mới trong tuần này và nhìn về tương lai 5 năm tới, các lĩnh vực trọng tâm của Apple có thể là tập thể hình và sức khoẻ, hệ thống trí thông minh nhân tạo, công nghệ tương tác thực tế, giải trí thông qua Apple Music và Apple TV và nếu tin đồn đúng thì có thể cả xe hơi mang nhãn hiệu Apple.

Xuân Hương

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »